Sự kiện - Vấn đề

Wednesday 24/04/2024 00:04

Chìa khoá phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

08/08/2022 00:08
1075 Lượt xem
TCCKVN Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được ví như "xương sống" của nền kinh tế đất nước, do đó, muốn phát triển cần gắn liền với các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, ra đời ý tưởng… đặc biệt phải gắn với chuyển đổi số (CĐS). Đổi mới công nghệ, CĐS và đa dạng hóa chuỗi cung ứng không chỉ là cơ hội, mà còn là công cụ hữu hiệu giúp Việt Nam đạt được mục tiêu, khát vọng phát triển nhanh và bền vững.

Sức hút đầu tư ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến chuyển khó lường và khó dự báo, sự cạnh tranh giữa các nước lớn cùng với tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác động của các cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh thương mại đã làm cho vấn đề tự cường trong phát triển được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang chiếm gần 40% tổng doanh thu thuần sản xuất của nền kinh tế. Tính bình quân giai đoạn năm 2011 - 2019, công nghiệp chiếm hơn 32% GDP của cả nước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 16,5% GDP.

Riêng trong giai đoạn năm 2011 - 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng liên tục bình quân 9,44%/năm. Trong 02 tháng đầu năm 2022, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất với số vốn đăng ký đạt hơn 346 triệu USD, chiếm 68,7% tổng vốn đăng ký mới. Tính đến hết tháng 5/2022, vốn FDI thực hiện lũy kế của các dự án đăng ký đạt 259,31 tỉ USD, bằng 60,9% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng cao nhất với trên 252 tỉ USD vốn đăng ký, chiếm 59,1% tổng vốn đầu tư. 

Đây là những con số biểu thị tốc độ tăng trưởng nhanh và cũng là động lực cho sự tăng trưởng toàn ngành công nghiệp đất nước nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP nước ta còn thấp (chiếm gần 16,5% tỷ trọng GDP), thấp hơn nhiều quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới. Theo nhận định của các chuyên gia, công nghiệp chế biến, chế tạo nước ta công nghệ thấp, chỉ dừng lại ở khâu gia công, lắp ráp, chưa tập trung vào các ngành công nghiệp mới, các ngành công nghiệp công nghệ cao. Nội lực của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cao còn yếu, thiếu năng lực hòa nhập; doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đang sử dụng các công nghệ lạc hậu so với trung bình của thế giới.

Doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cần phải chủ động thích nghi với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghệ số, cách mạng công nghiệp 4.0.

Chuyển đổi số và đa dạng chuỗi cung ứng đã có chuyển biến

Với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, những thách thức từ môi trường kinh tế quốc tế có thể ảnh hưởng nhanh, mạnh và khó lường tới việc thực hiện chương trình phục hồi phát triển kinh tế cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 5 năm 2021-2025, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030.

Theo ông Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, trong bối cảnh nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, hoạt động đổi mới công nghệ, CĐS và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Việt Nam cũng đã có những chuyển biến tích cực. Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2021 với mục tiêu số doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình từ 15-20%/năm.

Về CĐS, tính đến hết quý 1/2022, đã có 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo; 55/63 địa phương đã ban hành nghị quyết/chỉ thị/văn bản của tỉnh ủy/thành ủy về CĐS; 59/63 địa phương và 19/22 bộ, ngành ban hành chương trình/kế hoạch/đề án về CĐS giai đoạn 5 năm. Các ngành tài chính-ngân hàng, y tế, giáo dục, nông nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải,… đã có những kết quả tích cực trong hoạt động CĐS và đưa các hoạt động thường xuyên của ngành lĩnh vực lên môi trường số. Hiện có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt cơ hội của CĐS và áp dụng mô hình nhà máy thông minh, đặc biệt, các lĩnh vực cơ khí chính xác, tự động hóa,… CĐS cũng giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nâng cao năng lực cạnh tranh, sớm đạt hiệu quả sản xuất và sẵn sàng đón nhận các làn sóng đầu tư mới từ các tập đoàn đa quốc gia. 

Về đa dạng chuỗi cung ứng, Việt Nam đã tham gia và ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTAs) với các đối tác quan trọng hàng đầu trên thế giới, trong đó có nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới. Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đang ngày càng tham gia có hiệu quả hơn vào các chuỗi cung ứng, sản xuất khu vực và toàn cầu và liên tục mở rộng thị trường đầu ra và đầu vào cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đánh giá khách quan cho thấy, đổi mới công nghệ, CĐS và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Kết quả phân tích cho thấy, nhóm ngành hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ có mức lan tỏa và độ nhạy thấp hơn mức bình quân chung khá nhiều. Bên cạnh đó, hiệu quả đổi mới công nghệ chỉ đóng góp khiêm tốn ở mức 28,44% trong năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2016-2018. Tỷ lệ cấp bằng độc quyền sáng chế cho người Việt Nam rất thấp, năm cao nhất (2018) chỉ đạt 9,2% tổng số bằng được cấp tại Việt Nam.

CĐS trong các ngành sản xuất còn chậm; còn thiếu các cơ chế, chính chính sách hỗ trợ hiệu quả về CĐS, cơ chế đột phá đa dạng hóa chuỗi cung ứng để doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, ưu đãi đối với sản phẩm tạo ra từ đổi mới công nghệ, CĐS chưa nhiều. Nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập cao nhưng lại chỉ tập trung vào một số ít thị trường dẫn đến thiếu bền vững.

Thúc đẩy các hoạt động CĐS và đa dạng hóa chuỗi cung ứng

Đổi mới công nghệ, CĐS và đa dạng hóa chuỗi cung ứng chính là chìa khóa để nâng cao khả năng thích ứng của kinh tế Việt Nam trước những biến động lớn của kinh tế thế giới và khu vực, đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nghị quyết Đại hội  lần thứ XIII của Đảng xác định rõ mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 25%, đồng thời, đặt ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0.

Có thể thấy rằng mục tiêu đặt ra cho năm 2025 khá thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc và sự vào cuộc của tất cả các bên liên quan, cũng như những đột phá về hệ thống chính sách hỗ trợ để có thể thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo một cách mạnh mẽ, đảm bảo vừa xây dựng nội lực trong nước về công nghệ sản xuất nền tảng, vừa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đã thúc đẩy quá trình dịch chuyển đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài và đẩy nhanh quá trình đổi mới, ứng dụng công nghệ cao và CĐS đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh của cả doanh nghiệp có vốn FDI và doanh nghiệp trong nước. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và đẩy mạnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đồng thời thúc đẩy các hoạt động CĐS và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ, nhằm nâng cao nội lực nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mới.

Bà Lê Huyền Nga, Trưởng phòng Công nghiệp hỗ trợ, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương Nga cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương tích cực ban hành, hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để tạo động lực hỗ trợ, phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nhằm giải quyết, khơi thông các điểm nghẽn, tạo ra nguồn lực mạnh cho phát triển ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng cũng cần phải biết tận dụng, chủ động thích nghi với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghệ số, cách mạng công nghiệp 4.0. Vì đây là một xu thế bắt buộc, do đó các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cần phải xây dựng, thực hiện các chiến lược tổng thể, nhất là tập trung phát triển, đổi mới, ứng dụng từ các công nghệ số và phải gắn liền các hoạt động CĐS - coi đó là con đường dẫn dắt, tạo giá trị, mục tiêu tăng trưởng trong tương lai. Cùng với việc tăng cường liên kết giữa các địa phương, vùng miền để chuyển dịch nền cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng gia tăng giá trị gia tăng, mức độ thông minh, doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực triển khai hợp tác cùng các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp FDI; tham gia các chương trình phát triển các nhà cung cấp, đào tạo chuyên môn, cải tiến công nghệ…

Trần Thu Hiền

Có thể bạn quan tâm

5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn gồm: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.

Hải Phòng khai mạc Hội sách lần thứ 3

Ngày 19/4, tại Khuôn viên Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào Tạo, Sở Văn hóa Thể thao, Thành đoàn Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội sách Hải Phòng lần thứ 3 năm 2024.

Đồng chí Đào Duy Tùng - Nhà lãnh đạo cấp cao có tư duy đổi mới và tầm trí tuệ cao của Đảng

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng trải qua nhiều vị trí công tác, dù ở vị trí công tác nào, Đồng chí Đào Duy Tùng luôn thể hiện là một người cộng sản hết mực trung thành, tận tụy, một nhà lãnh đạo cấp cao với tư duy đổi mới và tầm trí tuệ cao, có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2024-2029 thành công tốt đẹp

Ngày 13/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, với tinh thần Gắn kết – Đổi mới – Sáng tạo – Hiệu quả, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2024-2029 đã thành công tốt đẹp.

Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Ngày 11/4, tại Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên, tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Dự hội thảo có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành trung ương, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học...
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88