Sự kiện - Vấn đề

Saturday 27/04/2024 00:04

Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp thép

17/08/2022 00:08
3786 Lượt xem
TCCKVN Trong vòng hơn 3 tháng qua, giá thép liên tục giảm với mức giảm giá cao nhất lên tới hơn 5 triệu đồng/tấn. Với việc giá thép nối dài đà giảm và nhu cầu về mặt hàng này chưa có dấu hiệu hồi phục, triển vọng ngành thép được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong thời gian tới.

Tác động gây khó khăn cho doanh nghiệp

Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Trang, thời gian qua, các doanh nghiệp ngành thép đã không ngừng đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, nỗ lực phát triển thương hiệu ra thị trường thế giới. Các doanh nghiệp cũng đã chủ động nắm bắt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA…, đưa ngành thép nằm trong nhóm ngành đứng đầu về tận dụng ưu đãi thuế quan.

Năm 2021, ngành thép Việt Nam đã lập được kỳ tích khi lần đầu tiên ghi tên vào danh sách những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, đưa nước ta trở thành nước xuất siêu thép sau nhiều năm nhập siêu.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2021, sản lượng xuất khẩu sắt thép các loại đạt 13,096 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 11,795 tỷ USD, tăng 123,4% và nhập khẩu đạt 11,523 tỷ USD, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm 2020; xuất siêu đạt 272 triệu USD.

Sản phẩm thép của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 30 thị trường trên thế giới. Riêng xuất khẩu thép xây dựng năm 2021 đã tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020, tương ứng khoảng 2,2 triệu tấn.

Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết, trong 7 tháng đầu năm, sản lượng thép thành phẩm của nước ta đạt 18,825 triệu tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2021; bán hàng thép thành phẩm đạt 17,1 triệu tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xuất khẩu thép đạt 4,146 triệu tấn, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

Sản phẩm thép của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 30 thị trường trên thế giới.

Thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, đặc biệt một số ông “lớn” như thép Miền Nam, thép Việt, thép Thủ Đức, tôn Đông Á, tôn Hoa Sen… liên tục kêu khó, càng sản xuất càng thua lỗ. Đơn cử, như Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, hiện đang sản xuất khoảng trên 60% công suất. Tồn kho tới khoảng gần 100 ngàn tấn thép các loại, khiến cho doanh nghiệp gặp khó, ảnh hưởng lớn đến việc làm, đời sống và thu nhập của người lao động. 6 tháng đầu năm, Hòa Phát đã ghi nhận 82.118 tỉ đồng doanh thu và 12.229 tỉ lợi nhuận sau thuế, tương ứng giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, qua đó hoàn thành 46% kế hoạch năm; Thép Thủ Đức ghi nhận doanh thu đạt 1.112 tỉ đồng, giảm 11,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 6,1 tỉ đồng, giảm 87,1% so với cùng kỳ….

Nguyên nhân chính tác động đến khó khăn, thua lỗ của ngành thép, theo các chuyên gia kinh tế là bởi, ảnh hưởng từ căng thẳng Nga - Ukraine nên khủng hoảng giá nhiên liệu toàn cầu tăng cao. Đặc biệt, biến động giá than - một trong những nguyên liệu chính cho sản xuất gang thép bằng công nghệ lò cao liên tục tăng dẫn đến giá thành sản xuất các sản phẩm thép tăng mạnh.

Đối với doanh nghiệp sử dụng phế luyện thép, giá phế liệu cũng liên tục có chiều hướng tăng cao, hiện giá phế liệu đang dao động khoảng 600 USD/tấn. Trong vòng hơn 3 tháng qua, giá thép liên tục giảm với mức giảm giá cao nhất lên tới hơn 5 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu, loại thép và vùng miền. Giá bán thép thành phẩm tại khu vực phía Nam đang giao dịch chỉ khoảng 15 đến 16 triệu đồng/tấn; phía Bắc khoảng 14 đến 15 triệu đồng/tấn. Như vậy, chênh lệch giá nguyên liệu đầu vào lớn hơn giá thép thành phẩm, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh.

Nguyên nhân giá thép liên tục giảm trong thời gian vừa qua là do giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh, cùng với nguồn cung dồi dào, hàng tồn kho còn nhiều, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá sản phẩm nhằm kích cầu tiêu dùng, đẩy hàng tồn. Nhiều chuyên gia nhận định, giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm từ nay cho đến cuối năm.

Một nguyên nhân nữa cần phải nói tới là các công trình xây dựng lớn trong nước đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn, phần lớn do tác động giá nguyên vật liệu tăng cao hơn so với dự toán ban đầu; cùng với việc giải ngân vốn đầu tư công quá chậm, ngân hàng thì siết chặt cho vay… Những yếu tố căn bản đó kéo theo nhu cầu tiêu thụ “bí” đầu ra, sản lượng ngày một giảm nhiều, không chỉ ảnh hưởng riêng cho ngành thép mà còn tác động khó khăn chung cho cả nền kinh tế.

VSA nhận định, ngành thép đang ở tâm điểm của nền kinh tế toàn cầu, thông thường, xu hướng giảm giá thép và nguyên liệu trong những tháng gần đây sẽ được người tiêu dùng hoan nghênh. Tuy nhiên, thực tế sự sụt giảm nhu cầu thép đó là kết quả xu hướng lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cơ hội và thách thức

Hiện, nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục cũng sẽ đẩy nhu cầu thép tăng lên. Trong nước, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội đang được triển khai, đặc biệt là đẩy mạnh giải ngân đầu tư công sẽ làm tăng cầu, qua đó tạo đà cho ngành thép hồi phục.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhận định, với 15 FTA đã ký kết và có hiệu lực đang mở ra cơ hội lớn về thị trường cho ngành thép. Thêm vào đó, hệ thống thương vụ tại nước ngoài cũng đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong kết nối thông tin, giao thương để đẩy mạnh xuất khẩu; đồng hành cùng doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo Chủ tịch VSA Nghiêm Xuân Đa, ngành thép đa phần nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, từ than, quặng sắt, thép phế liệu. Thời gian qua, Nhà nước đã cởi mở, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn nguyên liệu để ổn định sản xuất, quy trình kiểm soát nhập khẩu đã có nhiều cải thiện theo hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. VSA cho rằng, thị trường thép nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn khi dự báo giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm, trong khi lợi nhuận mảng xuất khẩu thép không còn tốt như trước.

Ngành thép trong nước tiếp tục đối mặt thách thức do sự ngưng trệ các ngành sản xuất sử dụng thép như công nghiệp xây dựng, hạ tầng cơ sở… và sức ép cạnh tranh từ việc gia tăng nguồn cung trong nước và một số nước lân cận.

Đáng lưu ý là ngành thép từ trước đến nay vẫn luôn phải đối diện với hàng rào phòng vệ thương mại từ nhiều quốc gia, ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch và thị trường xuất khẩu. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần cũng như kim ngạch xuất khẩu.

Báo cáo của Công ty Cổ Phần Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) cũng chỉ ra 4 rủi ro mà ngành thép có thể phải đối mặt từ nay đến cuối năm. Đó là, biến động giá nguyên vật liệu liệu; rủi ro về lạm phát khiến nhu cầu xây dựng giảm; rủi ro về các nhà sản xuất Trung Quốc tăng cường xuất khẩu và rủi ro về chính sách.

Theo các chuyên gia, để có thể tận dụng cơ hội, ngành thép cần khắc phục được khó khăn nội tại. Trong đó, cần phát triển và hoàn thiện chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng, đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp phải cải tiến công nghệ, mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, chuẩn hóa nguồn cung nguyên liệu để đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu. Doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm kiếm cơ hội từ các FTA về cắt giảm thuế quan, đáp ứng quy tắc xuất xứ; tuân thủ nghiêm ngặt quy định của các thị trường nhập khẩu; tìm kiếm thông tin, điều chỉnh sản xuất kinh doanh cho phù hợp với thị trường. Các doanh nghiệp cũng cần hợp tác, đoàn kết, cạnh tranh lành mạnh và nâng cao hơn nữa khả năng phòng vệ.

Nhà nước cần có chiến lược phát triển dài hạn để thúc đẩy đầu tư, trong đó có chính sách để hỗ trợ đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ. Bộ Công thương đã báo cáo Chính phủ về đề xuất xây dựng Chiến lược phát triển ngành thép đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kỳ vọng đây sẽ là tiền đề quan trọng để có chính sách dài hạn thúc đẩy ngành thép phát triển.

Ngân Giang

Có thể bạn quan tâm

Hải Phòng sẽ bắn pháo hoa liền 10 tháng

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, vừa đồng ý với đề nghị của UBND thành phố Hải Phòng về việc tổ chức một điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp (số lượng: 90 giàn/lần bắn), thời lượng không quá 15 phút vào lúc 21 giờ 00 phút các ngày từ thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần kéo dài liền 10 tháng (từ 27/4/2024 đến 01/01/2025), địa điểm diễn ra sự kiện tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Ngành Công Thương Thái Nguyên nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp phấn đấu đạt mục tiêu năm 2024

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ và đạt 19,2% kế hoạch cả năm.

Thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp cơ khí, hàn cắt

Triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại lần thứ 15 (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18/5/2024, tại Cung Văn hoá Hữu Nghị, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn gồm: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.

Hải Phòng khai mạc Hội sách lần thứ 3

Ngày 19/4, tại Khuôn viên Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào Tạo, Sở Văn hóa Thể thao, Thành đoàn Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội sách Hải Phòng lần thứ 3 năm 2024.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88