Đào tạo - Nghiên cứu

Thursday 28/03/2024 00:03

Còn đó những bất cập trong đào tạo ở nước ta…

18/09/2013 00:09
577 Lượt xem
Khó từ cơ chế, chính sách. Trong suốt nhiều năm qua, cơ chế quản lý NN về đào tạo vẫn không thay đổi, dẫn đến phần lớn học sinh sinh viên (HSSV) học xong tốt nghiệp ra trường rất khó xin được việc làm.
Nhiều Tập đoàn, các Tổng công ty và các Doanh nghiệp phàn nàn, đổ lỗi do nhà trường đạo tạo chất lượng thấp, HSSV tốt nghiệp ra trường không đáp ứng được công việc tương ứng mà họ mong muốn. Biết rất rõ điều này, nhưng các trường đại học (ĐH), CĐ rất khó thay đổi, vì bản thân các trường không có đủ các điều kiện đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Muốn HSSV ra trường giỏi, làm được việc ngay thì phải có các giám đốc, kỹ sư giỏi, các nhà kinh doanh giỏi, hay các CEO giỏi tham gia vào quá trình giảng dạy, nhưng với nguồn kinh phí hạn hẹp được bố trí hàng năm thì việc mời họ tham gia giảng dạy là vô cùng khó khăn, do không có thời gian và thù lao quá thấp. Hiện ngân sách NN hỗ trợ cho các trường không đủ cấp lương (Trường ít thì được 2 tháng – trường nhiều thì 4 – 5 tháng) mà lương chỉ đáp ứng được 70% cuộc sống tối thiểu của cán bộ giảng viên (CBGV). Muốn trường phát triển nhanh thì Dự án xây dựng cơ bản nhà trường cũng phải xin tự bỏ ra một phần khoảng 50% hoặc nhiều hơn nữa từ nguồn thu của các trường, giữa lúc đó NN quy định mức thu học phí lại quá thấp. 
 
NĐ 43 của Chính phủ giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng lại không cho quyền xây dựng mức tăng học phí. Cơ chế tự chủ giao cho Hiệu trưởng cùng cán bộ giảng viên CBGV phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở ngân sách NN và nguồn thu học phí, trong khi đó học phí tăng rất chậm còn các chính sách tiền lương, giá cả… lại tăng nhanh hơn. Do đó đã xuất hiện cạnh tranh ngay trong đào tạo giữa các trường với nhau và đã đến thời kỳ gay gắt, bởi do trường nào cũng muốn tăng quy mô tuyển sinh để lấy số lượng HSSV bù vào doanh thu, nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của trường và cho tăng lương theo lộ trình NN, tăng giá cả theo thị trường. Chỉ riêng đối với các trường CĐ, trong mấy chục năm tồn tại và phát triển, cơ sở vật chất (CSVC) của các trường đã phát triển hơn trước rất nhiều, đội ngũ CBGV trình độ được nâng cao và có đủ khả năng đáp ứng đào tạo nhân lực cao cho xã hội.
 
Do cơ chế chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDVĐT) thay đổi hoàn toàn có lợi cho các trường ĐH và bất lợi cho các trường CĐ như: cho các trường tự xây dựng chỉ tiêu tuyên sinh tại Thông tư 57, quy định thời gian học liên thông sau khi tốt nghiệp CĐ liên thông liên ĐH tại Thông tư 55, đăc biệt là cho các trường ĐH tham gia dạy xuống CĐ qúa nhiều… Cho nên năm 2012, năm 2103, nhiều trường CĐ không tuyển được HSSV, có trường CĐ năm 2012 tới 17000 học sinh (HS) đăng ký thi, nhưng trong năm 2013 chỉ còn 3000 HS đăng ký thi , có trường năm 2012 có 8000HS đăng ký thì năm 2013 còn 1800HS đăng ký (số lượng HS dự thi giảm khoảng 70% - 80% HS đăng ký thi).
 
Giải pháp tháo gỡ…
 
NN nước nên chấp nhận một phần kinh tế thị trường trong đào tạo bằng cách nới lỏng, hay thả lỏng biên độ học phí, cho các trường ĐH tự xây dựng mức thu học phí. Thực tế cho thấy, ngay giữa các khoa trong trường cũng có học phí khác nhau, hình thành phân tầng ngay trong đại học. Có trường ĐH có uy tín và có thương hiệu, học phí có thể cao hơn rất nhiều so với học phí các trường khác. Cơ quan quản lý NN điều tiết bằng cách hạn chế chỉ tiêu và nâng mức điểm sàn các trường trong Thủ đô và TP. Hồ Chí Minh cao hơn các tỉnh khác, yêu cầu các trường phát triển bằng nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo có uy tín và có thương hiệu để nâng cao học phí; đẩy cao biên độ học phí tương đương với chất lượng đào tạo chứ không phải phát triển trường bằng cách tăng chỉ tiêu tuyển sinh, tăng quy mô đào tạo. Với cùng một ngành đào tạo thì học phí của các trường ở Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với các trường ở các tỉnh khác; với các ngành mà có trình độ tương đương với các trình độ đào tạo ở các nước trong khu vực thì học phí sẽ cao tương đương với mức chi phí hoặc gần tương đương với mức chi phí ở các nước trong khu vực. Vì hiện nay, học phí ĐH của nước ta đang quá thấp chỉ bằng một vài % so với các nước trong khu vực. Có như vậy, chúng ta mới phân loại, tạo uy tín và thương hiệu cho các trường đúng với nghĩa của nó. Chắc chắn các trường đó sẽ có thương hiệu tương đương với các trường trong khu vực. Bên cạnh đó, Nhà nước điều chỉnh chính sách ưu tiên cho những con em thuộc diện chính sách ưu tiên như: Con liệt sĩ, thương binh, dân tộc vùng cao vùng đặc biệt khó khăn cho phù hợp cộng với cơ chế ưu tiên của các trường để các đối tượng này hoàn toàn yên tâm với chính sách của Đảng và NN ta .
 
Cần có có quy định phân cấp đào tạo, các trường ĐH đã thành lập hoặc nâng cấp lên ĐH đủ 5 năm trở lên chỉ dạy bậc ĐH, liên thông ĐH và trên ĐH (Thạc sĩ; Tiến sĩ), các trường CĐ thì dạy CĐ và TCCN. Trước mắt, các trường ĐH giảm dần dạy CĐ tiến dần tới chỉ còn 15% - 25% chỉ tiêu CĐ hiện nay để cho những giảng viên (GV) tập sự chưa đủ điều kiện là GV ĐH và tận dụng CSVC của các trường này. Nếu các trường Đại học mà dạy nhiều, dạy mãi CĐ thì sẽ không thể có thương hiệu của một trường ĐH, vì đó là trình độ thấp là trình độ của các trường CĐ.
 
Hỗ trợ đào tạo nghề để giảm học phí HS học nghề bằng một nửa hiện nay và tăng học phí THPT, Nếu NN xây dựng được cơ chế đi học nghề có lợi hơn thì các bậc phụ huynh trước mắt sẽ chọn con em mình đi học nghề ngay sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở nhanh mà lại có việc làm ngay. Nếu HS học nghề thì sau khi tốt nghiệp và đi làm được it nhất sau 5 năm sẽ được cộng điểm ưu tiên khi đi thi đại học chính quy, tại chức hoặc học liên thông. NN đã chấp nhận cơ chế thị trường trên 20 năm qua và đã thoả mãn mọi nguyện vọng của người dân trong việc chọn ngành nghề cho con em mình, do đó dẫn đến tình trạng mất cân đối ngành nghề trong xã hội, không còn người đi học công nhân lành nghề. Đã đến lúc, NN phải vận dụng chính quy luật thị trường vào quản lý để điều tiết nguồn nhân lực các ngành, nghề trong xã hội. Tin chắc rằng, sẽ có khoảng 25% - 35% số HS tốt nghiệp THCS sẽ đi học nghề, lúc đó chúng ta không phải mất nhiều công sức tuyên truyền dạy nghề, hướng nghiệp nhiều như hiện nay và các năm qua. Có như vậy, chúng ta mới sớm hình thành một thị trường đào tạo có cạnh tranh để nâng cao chất lượng một cách bình đẳng và người đi học sẽ có nhiều cơ hội được lựa chọn cơ sở đào tạo và có nhiều điều kiện học tập tốt.
 
Mong BGDVĐT sớm tiếp thu những ý kiến đóng góp của các cơ sở đào tạo và các tầng lớp nhân dân, để đất nước chúng ta có một nền giáo dục vừa hiện đại, tiên tiến vừa phù hợp với thực tiễn khách quan./.
 
Lương Văn Tiến
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa CIC và LETCO

Nhằm tăng cường gắn kết với các trường đại học, doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, phát huy thế mạnh của cả hai bên, hướng tới mục tiêu trở thành đối tác chiến lược tin cậy, bền vững và lâu dài trong quá trình hoạt động, phát triển, ngày 26/3/2024, tại trụ sở chính Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng - CIC (Liên Phương, Phương Đông, Uông Bí, Quảng Ninh), đoàn công tác của Công ty TNHH Một thành viên Đào tạo và Cung ứng Nhân lực – HaUI (LETCO) đã có chuyến thăm và làm việc với Lãnh đạo nhà trường.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ thành lập thêm 3 trường trong năm học tới

Để chuẩn bị đủ các điều kiện tiến tới chuyển thành đại học vào năm 2025, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội dự kiến thành lập thêm 3 trường, nâng tổng số trường trực thuộc lên 5 trường.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín

Sức hấp dẫn của Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh (BCi) ngày càng thu hút đối với sự lựa chọn của các em học sinh sinh viên (HSSV), chất lượng đầu ra nguồn nhân lực được đào tạo tại BCi ngày càng có uy tín đối với các doanh nghiệp tuyển dụng, khẳng định được vai trò, kỹ năng nghề nghiệp ở các vị trí việc làm chủ chốt của doanh nghiệp.

CIC: Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 30/01/2024, tại Hội trường tầng 2 trụ sở chính, Đảng bộ Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng (CIC) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

CIC kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam

Ngày 09/01/2024, tại Hội trường tầng 2, trụ sở chính và Hội trường C3, điểm đào tạo số 02, Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng (CIC) đã tổ chức buổi Gặp mặt Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên (HSSV) và Hội sinh viên Việt Nam (09/01/1950 – 09/01/2024).
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88