Sự kiện - Vấn đề

Wednesday 24/04/2024 00:04

Công nghiệp chế biến chế tạo: Trọng tâm trong mối quan hệ giữa các ngành kinh tế

08/01/2022 11:01
1377 Lượt xem
TCCKVN Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, công nghiệp chế biến chế tạo đóng vai trò chủ chốt, dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế.

 

Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt, dẫn dắt tăng trưởng.

Mọi hoạt động kinh tế đều có mối quan hệ khăng khít và công nghiệp chế biến chế tạo là trọng tâm trong mối quan hệ giữa các ngành kinh tế. Các ngành dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào quy mô và trình độ phát triển của hoạt động sản xuất; dịch vụ bán buôn, bán lẻ chính là hoạt động mua và bán hàng hóa do các ngành công nghiệp chế biến chế tạo sản xuất ra. Đáng lưu ý, logistics, vận tải, kho bãi vừa là ngành dịch vụ đóng góp vào GDP, nhưng cũng là một cấu phần trong chi phí đầu vào của ngành chế biến chế tạo và thương mại hàng hoá. Ngay cả các lĩnh vực y tế hay du lịch, bất động sản hay tài chính đều là hoạt động sử dụng và tiêu dùng các sản phẩm của ngành sản xuất chế biến chế tạo.

Đại dịch Covid-19 xảy ra đã làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu được hình thành từ trước đó. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và khan hiếm nguồn cung đặt ra yêu cầu phải hình thành được chuỗi cung ứng trong nước, với nguồn cung trong nước đủ sức chống chịu, thay thế một phần nguồn cung từ bên ngoài trong trường hợp xảy ra những cú sốc như đại dịch vừa qua. Mặt khác, sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cũng đặt ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào các chuỗi mới hình thành của các tập đoàn đa quốc gia.

Việt Nam là một trong những nước có độ mở nền kinh tế lớn nhất trên thế giới nhờ có các hiệp định tự do thương mại (FTA) với các đối tác lớn trên thế giới. Việc phát triển chuỗi cung ứng trong nước hoàn chỉnh, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, tạo ra giá trị gia tăng trong nước cao hơn sẽ giúp nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng giảm thiểu rủi ro trước những cú sốc và giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài.

Thực tiễn hai năm qua đã chứng minh cho vai trò quan trọng của hoạt động sản xuất và của ngành chế biến chế tạo trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, mức tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,9%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt, dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,8%. Sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2021 tăng 3,6%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 4,8%, đóng góp 4,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Những số liệu và nhận định trên đây cho thấy công nghiệp chế biến, chế tạo có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt mục tiêu đến năm 2025 nước ta sẽ là nước đang phát triển có công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp (GNI bình quân đầu người đạt trên 4.045USD), tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/3/2018 cũng đã đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; tỉ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt 30%; tăng trưởng giá trị gia tăng ngành chế biến chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm….

Những mục tiêu đặt ra cho thấy, công nghiệp chế biến chế tạo được xác định là một trong những yếu tố tạo động lực tăng trưởng của giai đoạn tới, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế để có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, tránh bẫy thu nhập trung bình, và đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Nhằm giải quyết các vấn đề mới như hội nhập, phát triển sản xuất gắn với mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất lao động, nâng cấp, tái cấu trúc chuỗi giá trị để ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài... Chính sách công nghiệp mới phải gắn liền với hoạt động xúc tiến, tạo thuận lợi đầu tư, đồng thời có các cơ chế sàng lọc đầu tư nhằm tạo động lực thu hút đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tránh bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu công nghiệp hoá lấy công nghiệp chế biến, chế tạo làm trọng tâm, song song với đó là phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ phân phối và dịch vụ cho các nhà sản xuất để tạo động lực kép thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển công nghiệp chế biến chế tạo chính là tạo thị trường cho các ngành dịch vụ phát triển. Do vậy, nguồn lực xã hội nên tập trung vào việc xây dựng và nâng cao năng lực, năng suất cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước, hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp mạnh, các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong nước (bao gồm cả hoạt động sản xuất và dịch vụ trên toàn chuỗi), có đủ năng lực cạnh tranh toàn cầu; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp công nghiệp trong nước có thể lớn mạnh, tạo ra giá trị gia tăng trong nước lớn hơn, kết nối được với khu vực đầu tư nước ngoài và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước lớn mạnh cũng là tạo nền tảng vững chắc và phát triển thị trường cho các ngành dịch vụ và ngược lại, phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất chính là góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của ngành chế biến, chế tạo.

Hải Hà
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn gồm: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.

Hải Phòng khai mạc Hội sách lần thứ 3

Ngày 19/4, tại Khuôn viên Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào Tạo, Sở Văn hóa Thể thao, Thành đoàn Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội sách Hải Phòng lần thứ 3 năm 2024.

Đồng chí Đào Duy Tùng - Nhà lãnh đạo cấp cao có tư duy đổi mới và tầm trí tuệ cao của Đảng

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng trải qua nhiều vị trí công tác, dù ở vị trí công tác nào, Đồng chí Đào Duy Tùng luôn thể hiện là một người cộng sản hết mực trung thành, tận tụy, một nhà lãnh đạo cấp cao với tư duy đổi mới và tầm trí tuệ cao, có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2024-2029 thành công tốt đẹp

Ngày 13/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, với tinh thần Gắn kết – Đổi mới – Sáng tạo – Hiệu quả, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2024-2029 đã thành công tốt đẹp.

Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Ngày 11/4, tại Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên, tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Dự hội thảo có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành trung ương, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học...
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88