Sự kiện - Vấn đề

Thursday 28/03/2024 00:03

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo đang dần nối lại chuỗi cung ứng

24/06/2022 00:06
797 Lượt xem
TCCKVN Tại thời điểm này, các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo đang dần thích ứng, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, chủ động nối lại chuỗi cung ứng trong bối cảnh mới.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Năm ngành chế biến, chế tạo tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hoạt động sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm đã có dấu hiệu phục hồi ở hầu hết các ngành. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng Năm ước tính tăng 4% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,1%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 10%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,2% (cùng kỳ năm 2021 tăng 12,5%). Đáng chú ý, chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và chỉ giảm ở 2 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP tăng cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ khi dịch bệnh được kiểm soát như: Thanh Hóa tăng 17,3%; Bắc Ninh tăng 19,9%; Quảng Nam tăng 22,4%; Bình Phước tăng 22,6%; Hà Giang tăng 25,8%; Bắc Giang tăng 45,7%...

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang nỗ lực đẩy nhanh sản xuất, bù lại khoảng thời gian hai năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đặc biệt, tại các trung tâm công nghiệp lớn như các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, sản xuất đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế của các địa phương nói riêng, của cả nước nói chung.

Tuy nhiên, ở một số ngành sản xuất do nguyên vật liệu khan hiếm, giá tăng cao đã kìm hãm sự gia tăng của sản lượng sản xuất. Để thúc đẩy phát triển công nghiệp trong những tháng tiếp theo và cuối năm, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 và Chương trình phục hồi kinh tế, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo... tạo giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị sản xuất bám sát diễn biến thị trường, nhu cầu thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước, thay thế cho nhu cầu nhập khẩu trong bối cảnh mặt bằng giá cả thế giới tăng cao.

Theo Bộ Công Thương, cần thống nhất nguồn lực từ Trung ương đến địa phương tập trung đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp nền tảng, ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực như: Công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, ôtô, dệt may, da - giày, điện - điện tử, chế biến thực phẩm... Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam. Rà soát cơ chế, chính sách tác động đến công nghiệp của từng ngành, sản phẩm. Từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu để hỗ trợ sản phẩm trong nước, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Mai Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thái Nguyên đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu công nghiệp

Phát huy tối đa lợi thế, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế, tỉnh Thái Nguyên đã và đang ưu tiên triển khai các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với sự chủ động đổi mới, sáng tạo. Cùng với định hướng đúng, đồng hành với doanh nghiệp, tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng, dịch vụ, ưu tiên lĩnh vực tạo giá trị gia tăng cao với mục tiêu thu hút ngày càng nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới đến đầu tư sản xuất, kinh doanh, hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu...

VGMF2024: Thúc đẩy hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF2024) sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Nam Từ Liêm, Hà Nội vào ngày 26/3, thu hút gần 800 người tham dự.

Những điểm nổi bật của quận Ngô Quyền - Hải Phòng

Ngay từ những tháng đầu của năm 2024, với sự đồng lòng quyết tâm cao, Quận uỷ Ngô Quyền đã chọn chủ đề năm là “Tăng cường quản lý đất đai, đô thị và giải phóng mặt bằng” và đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm; 18 chỉ tiêu cụ thể với 9 giải pháp chủ yếu về xây dựng Đảng; 5 giải pháp về KTXH để thực hiện, quyết tâm đổi mới, cải cách, đưa quận Ngô Quyền phát triển bứt phá.

Hoạt động nữ công ngành Công Thương lan tỏa tích cực

Những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với hình ảnh người phụ nữ hiện đại năng động, sáng tạo đã trở thành nét đẹp truyền thống của nữ công chức, viên chức ngành Công Thương.

Hải Phòng mở cuộc thi báo chí lần thứ VI

Sáng 15/3, tại Hải Phòng, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Ban Tuyên giáo, Hội Nhà báo, mở cuộc thi giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ VI với chủ đề: Hải Phòng – Khát vọng phát triển.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88