Chuyển động Cơ khí

Wednesday 24/05/2023 00:05

Hà Nội kỳ vọng thu hút nhiều nhà đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không

23/03/2023 00:03
2310 Lượt xem
TCCKVN Hà Nội kỳ vọng phát triển ngành công nghiệp hàng không của Thủ đô, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Doanh nghiệp Việt cung cấp linh kiện trong các máy bay được sản xuất bởi các "ông lớn" như Boeing, Airbus...trên toàn thế giới.

Công nghiệp hàng không là một ngành còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam, hiện Việt Nam chưa có nhiều nhà sản xuất, cung cấp có đủ năng lực để tham gia vào chuỗi OEM cho các hãng sản xuất máy bay. Những nhà sản xuất, cung ứng có đủ năng lực và được phê chuẩn chủ yếu là các doanh nghiệp FDI như: Meggit (của Mỹ), Hanwha (Hàn Quốc), Nikkiso (Nhật Bản)…, tuy nhiên con số này cũng không nhiều.

Việt Nam mới chỉ có Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật hàng không (AESC) là doanh nghiệp nội địa được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn sản xuất một số thiết bị cho ghế máy bay bằng nhựa.

Tại hội thảo, kết nối kinh doanh B2B nằm trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm quốc tế Mạng lưới cao cấp sản xuất, cung ứng, tiêu dùng bền vững lĩnh vực công nghiệp hàng không - Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/3 tại Hà Nội, đại diện của hãng máy bay Airbus tại Việt Nam-Lào-Campuchia đã chia sẻ nhu cầu của hãng cần khoảng 15.000 nhà cung cấp. Do vậy, Airbus rất chào đón các nhà cung cấp ở Việt Nam có năng lực tham gia vào chuỗi cung ứng của Airbus.

Airbus đã giới thiệu đến các đối tác tiềm năng quy trình để xin phê chuẩn, đánh giá năng lực… các doanh nghiệp có nhu cầu sẽ phải làm việc trực tiếp với Airbus để biết mình phải làm gì để đáp ứng được các yêu cầu.

Theo các chuyên gia hàng không, năng lực sản xuất của các nhà cung cấp nội địa của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu cho ngành công nghiệp máy bay. Không như vật tư của các ngành công nghiệp khác, là ngành đặc thù, do vậy vật tư sản xuất cho ngành hàng không phải được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý, của hãng sản xuất máy bay thì nhà cung cấp mới được sản xuất. Từ đó, bên bảo dưỡng, bên khai thác máy bay mới được phép lắp lên máy bay.

Trong ngành hàng không, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa thay thế các chi tiết, linh kiện cho tàu bay được hoàn thành sớm sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh lớn cho các hãng hàng không. Do vậy, tìm kiếm nguồn linh kiện cung cấp tại chỗ là mong muốn của nhiều hãng hàng không trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các công ty sản xuất linh kiện tại các nước sở tại không được cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng mà sẽ phải xuất khẩu sang công ty mẹ.

Tại chương trình B2B, ông Ishida Takayuki - Quản lý chất lượng sản xuất Công ty Onaga Nhật Bản cho biết, Onaga Nhật Bản kỳ vọng sẽ ký được một số đơn hàng đầu tiên cho nhà máy của công ty sắp đi vào hoạt động tại Việt Nam.

Theo ông Ishida Takayuki, các linh phụ kiện, các mặt hàng cơ khí của Onaga đều đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Hiện Onaga đang đầu tư một nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Hanssip Phú Xuyên (Hà Nội), dự kiến đến tháng 5/2023 hoàn thành. Công ty cũng đã gặp gỡ với một số đối tác như: Viettel, VAECO, GMF Areo Asia, Blue Fiel, Boing…. Trong đó, có đối tác đã gửi báo giá và thống nhất ký kết hợp đồng cung cấp. Sau khi có đơn hàng, Onaga sẽ chuyển máy móc sang Việt Nam để tiến hành sản xuất.

Tham gia vào chương trình B2B, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, dầu nhờn, dây chuyền sản xuất linh kiện, thiết bị cho ngành công nghiệp hàng không cũng đạt được những thỏa thuận hợp tác, mở rộng thị trường.

Đại diện CyberTech Việt Nam chia sẻ, các doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu chủ yếu là dịch vụ sau bán hàng của chúng tôi, những yêu cầu mà khách hàng đặt ra chúng tôi hoàn toàn đáp ứng được.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội cho biết: Triển lãm quốc tế Mạng lưới cao cấp sản xuất, cung ứng, tiêu dùng bền vững lĩnh vực Công nghiệp Hàng không- Hà Nội là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Với hơn 160 đối tác doanh nghiệp theo định dạng B2B 1-1, Hà Nội kỳ vọng phát triển ngành công nghiệp hàng không của Thủ đô, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Qua sự kiện này, Hà Nội mong muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hàng không đến với Hà Nội.

Hà Nội phấn đấu có khoảng 950 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, có khoảng 300-350 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, TP. Hà Nội cũng luôn chú trọng việc nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng, chọn lọc các lĩnh vực công nghệ cao, gắn với bảo vệ môi trường; đẩy mạnh liên kết và chuyển giao công nghệ; khuyến khích thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia trong đó phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. 

Khánh Ngân

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc chuỗi triển lãm về ngành Tự động hóa tại Bình Dương

Sáng ngày 24/5, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo Bình Dương, Triển lãm quốc tế ngành Điện, Máy móc thiết bị công nghiệp và tự động hóa Việt Nam 2023 – EMA Vietnam 2023, diễn ra đồng thời với Triển lãm quốc tế ngành Năng lượng – Energy Vietnam 2023 và Triển lãm quốc tế thiết bị vật tư ngành Nước – Water Bình Dương đã chính thức khai mạc.

Tiếp tục nâng cao năng lực chế tạo và làm chủ công nghệ khuôn mẫu

Để tái khởi động lại những thành tựu và động lực của chương trình đào tạo cho kỹ thuật viên khuôn đúc của Việt Nam, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tiếp tục phối hợp cùng Công ty Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu theo Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương và Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam ngày 22/10/2019 về chương trình đào tạo cho kỹ thuật viên khuôn đúc của Việt Nam.

TMT Motors sắp cho ra mắt ô tô điện cỡ nhỏ, giá rẻ

Những hình ảnh thực tế đầu tiên của chiếc ô tô điện cỡ nhỏ Wuling HongGuang MiniEV sản xuất tại nước ta đã xuất hiện.

Hỗ trợ tư vấn cải tiến, giúp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Mới đây, Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ Tổng kết hoạt động hỗ trợ tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên.

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ tạo động lực cho ngành công nghiệp ô tô phát triển

Công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ôtô Việt Nam có nhiều dư địa phát triển vì không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng tới thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô sản xuất trong nước vẫn còn rất thấp, chi phí sản xuất ôtô tại Việt Nam còn cao hơn các nước khác trong khu vực.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top