Chuyển động Cơ khí

Thursday 07/03/2024 00:03

Hà Nội: Tạo đột phá phát triển công nghiệp hỗ trợ

06/01/2022 00:01
1266 Lượt xem
TCCKVN Lời Tòa soạn: Là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Hà Nội đã khẳng định tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong việc cung cấp linh kiện, phụ tùng, vật liệu…) cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã có những đột phá chính sách, đồng thời triển khai nhiều giải pháp để đồng hành và thúc đẩy các doanh nghiệp (DN) CNHT nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy ngành CNHT phát triển. Để đáp ứng nhu cầu thông tin trong thời điểm hiện nay, Tạp chí Cơ khí Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bạn đọc cuộc phỏng vấn dưới đây giữa đại diện nhóm Phóng viên (PV) Tạp chí Cơ khí Việt Nam với ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội.

Ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội

PV: Rất nhiều chính sách ưu đãi cho DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT đã được ban hành thời gian qua, nhưng các DN hoạt động trong lĩnh vực này cho biết, họ rất khó tiếp cận được với những ưu đãi, hỗ trợ từ chính sách. Là người dành nhiều tâm huyết đối với sự phát triển ngành CNHT, ông nhận định như thế nào về điều này?

Ông Đàm Tiến Thắng: Nghị định 111/2015/NĐ-CP, ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển CNHT và Thông tư số 55/2015/TT-BCT, ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương về quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các Dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển, trong đó nêu rõ những điểm mới, những lĩnh vực được ưu tiên, hỗ trợ đối với các dự án đầu tư mới, mở rộng sản xuất sản phẩm CNHT, đã tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, do các văn bản chỉ đạo tiếp theo về quy chế quản lý và thực hiện chương trình phát triển CNHT chậm được ban hành; hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định chưa đồng bộ, hoàn chỉnh đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai chung.

Có thể thấy, cơ chế chính sách của Nhà nước, của Thành phố Hà Nội cũng đã có, nhưng chưa đồng bộ. Ví dụ Thông tư 29/2018/TT-BTC, ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển CNHT, nhiều nội dung về chính sách hỗ trợ xúc tiến đầu tư, hỗ trợ xúc tiến thương mại tại các thông tư khác thì hỗ trợ tới 100%, riêng liên quan đến CNHT thì chỉ còn 70%, nội dung nâng cao năng lực cán bộ quản lý Nhà nước cũng chỉ hỗ trợ 70%. Như vậy là chính sách hạn chế sự phát triển, không khả thi, tạo sự khập khễnh.

Vấn đề DN CNHT cần nhất hiện nay chính là sự minh bạch trong chính sách. Những đòi hỏi của DN nhiều khi chỉ liên quan đến cơ chế, chính sách, liên quan đến vấn đề thuộc tầm vĩ mô chúng ta giải quyết được, nhưng vẫn chưa làm được. Một chính sách đủ minh bạch, thông suốt và không còn cơ chế “xin - cho” mới là đòn bẩy giúp cho sự phát triển của DN CNHT. Tôi cho rằng, các cơ quan Nhà nước cần tiếp tục quan tâm, lưu ý về điều này nhiều hơn nữa.

PV: Theo ông, CNHT của Hà Nội hiện nay đã đạt được những kết quả nổi bật đáng chú ý nào?

Ông Đàm Tiến Thắng: Chương trình phát triển CNHT Hà Nội đã xây dựng ban hành Kế hoạch giai đoạn 5 năm (2021 - 2025) và từng năm một thì đều xây dựng các kế hoạch riêng để thực hiện. Trong thực tiễn triển khai, Hà Nội rất cố gắng để tạo đột phá chính sách hỗ trợ DN phát triển. Tuy nhiên, do môi trường khách quan về mặt pháp lý cũng như các điều kiện thực tế của DN, phát triển CNHT Hà Nội thực sự chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Năm 2021 vừa qua, Hà Nội đặt mục tiêu có khoảng 900 DN hoạt động trong các lĩnh vực CNHT, tập trung vào 3 lĩnh vực: Sản xuất linh kiện điện - điện tử, lắp ráp ô tô và cơ khí chế tạo; phục vụ ngành dệt may, da giày; phục vụ công nghiệp công nghệ cao. Trong đó, có khoảng 300 DN có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Giá trị sản xuất công nghiệp CNHT chiếm khoảng 16% giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Theo thống kê, Hà Nội có khoảng 500 - 600 DN, có nghĩa là nhiều DN đã sản xuất CNHT nhưng chưa tham gia chương trình thống kê. Điều đó cho thấy, tuyên truyền về CNHT của Thành phố chưa đến với tất cả DN, các DN chưa có thông tin và chưa thực sự mặn mà với chính sách của Thành phố Hà Nội.

CNHT của Hà Nội hiện nay chủ yếu nằm trong DN đầu tư nước ngoài (FDI) phát triển tốt. Bên cạnh đó, cũng có một số phần trong chuỗi sản xuất được chuyển sang cho DN trong nước cung ứng. DN nào đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng hàng hoá thì được tham gia chuỗi cung ứng, cũng có DN phát triển thành DN lớn, cũng có DN tham gia không thành công. Điều đó đặt ra vấn đề là CNHT không chỉ đặt mục tiêu chính phục vụ cho các tập đoàn đa quốc gia nữa, mà phải hình thành tập đoàn, DN đầu đàn, DN nội địa phát triển bền vững, tạo điều kiện cho DN hỗ trợ của Việt Nam, của Hà Nội phát triển. Đó là những DN sinh ra tại Việt Nam, phát triển tại Việt Nam và cũng sẽ để lại cho Việt Nam, trong thời gian tới chắc chắn sẽ phát triển theo hướng này. 

PV: Thực tế hiện nay, năng lực cạnh tranh của DN CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội cơ bản đang có những mặt tích cực và những mặt hạn chế như thế nào, thưa ông?

Ông Đàm Tiến Thắng: Qua quản lý và nắm bắt tình hình, Sở Công Thương nhận thấy, DN nào đã tham gia vào chuỗi sản xuất đa quốc gia được rất nhiều sự ưu ái, hỗ trợ của chính DN đó, được tạo điều kiện để chuyển giao công nghệ, giám sát quá trình sản xuất thì DN đó chất lượng hàng hóa rất tốt. Công nghệ của các DN CNHT ở Hà Nội sản xuất cho các hãng lớn, như: Toyota, Honda có thể nói đạt tầm quốc tế. Còn các DN CNHT phục vụ cho các nhu cầu DN trong nước cũng có nơi này nơi khác, do tính cạnh tranh của thị trường nên DN chưa quan tâm lắm đến những đòi hỏi khắt khe của các tiêu chí, tiêu chuẩn. Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến các DN phải trả giá trong thực tế, bởi tất cả những DN CNHT là những DN phục vụ cho những ngành kinh tế chính, sản xuất sản phẩm hoàn thiện đòi hỏi ngày càng cao, muốn tồn tại bắt buộc phải chấp hành các tiêu chuẩn quy định.

Vấn đề hiện nay của các DN CNHT Hà Nội không phải là công nghệ mà quan trọng nhất là thị trường, các DN bắt buộc cần có thị trường. Thị trường cho các DN CNHT từ đâu ra? Các DN đạt tiêu chuẩn quốc tế sản xuất sản phẩm không phải chỉ để phục vụ cho các công ty đa quốc gia ở Việt Nam, mà là thị trường nhiều sản phẩm mang thương hiệu toàn cầu và được bán trên toàn thế giới. Để làm được điều đó, các DN cần từng bước, từng bước đi lên. Quan trọng hiện nay, đòi hỏi phải yêu cầu nội địa hoá đối với các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam, cần kiên quyết, kiên định yêu cầu nhà đầu tư FDI thực hiện trách nhiệm này, đó là cách gián tiếp thúc đẩy các DN trong nước phát triển, tăng thị phần nội địa hoá. Nhiều DN FDI, nhất là các DN về ô tô chủ yếu đang tranh thủ chính sách về thuế, đất đai, lao động miễn giảm… nếu không yêu cầu về tăng tỷ lệ nội địa hoá một ngày nào đó DN ra đi, mà điều đó chắc chắn xảy ra, sẽ để lại những hậu quả, các cơ quan hữu quan phải giải quyết.

PV: Vậy, Thành phố Hà Nội có những đột phá chính sách nào để gỡ khó cho DN, nâng cao năng lực cạnh tranh, thưa ông?

Ông Đàm Tiến Thắng: Thành phố Hà Nội đã có một đột phá trong việc phát triển hạ tầng công nghiệp. Hà Nội đã ký và tiến hành đầu tư 43 cụm công nghiệp (CCN), kế hoạch năm 2021 khởi công cả 43 CCN, nhưng do nhiều yếu tố liên quan nên mới khởi công 4 CCN, với diện tích khoảng 70 - 80ha.

Lạc quan thì năm nay, Hà Nội sẽ cơ bản khởi công hết 43 CCN, trong 1-2 năm tới sẽ có diện tích đất công nghiệp đáng kể tới hàng nghìn ha. Nếu thực hiện tốt phát triển CCN theo đúng quy hoạch, đến năm 2025 sẽ có khoảng 3.000 ha đất công nghiệp, chưa kể diện tích đất khu công nghiệp (KCN) khoảng 2-3.000 ha nữa. Bài toán về đất đai ở Hà Nội tuy không giải quyết được ngay tại thời điểm này, nhưng cũng cho thấy Thành phố đã nhìn nhận và rất cố gắng để đến năm 2025, chắc chắn sẽ giải quyết được. Về diện tích đất thì chỉ quy định diện tích tối thiểu đối với CCN làng nghề để tránh trường hợp sau này quy định quá bé, không đáp ứng yêu cầu phòng chống cháy nổ, cũng như yêu cầu xử lý môi trường, còn thì tuỳ theo nhu cầu DN.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận đất ở Hà Nội khác hẳn với đất ở các tỉnh lân cận, hệ số đất sử dụng ở Hà Nội gấp 3-5 lần các tỉnh khác, vì giá đất ở Hà Nội rất cao. DN ở Hà Nội phải sử dụng đất hiệu quả, thậm chí phát triển theo tầm cao, chứ không phải thâm dụng đất đai. Do đó, những ngành công nghiệp vào các khu, CCN ở Hà Nội đều phải là những ngành công nghiệp công nghệ cao, sử dụng công nghệ sạch, công nghệ thông minh, sử dụng ít đất đai và lao động trình độ cao mới có sự cạnh tranh.

Cơ khí chế tạo là một trong những lĩnh vực ưu tiên phát triển của Hà Nội.

PV: Để ngành CNHT vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, đủ sức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, Thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện những giải pháp gì để đồng hành và thúc đẩy các DN CNHT, thưa ông?

Ông Đàm Tiến Thắng: Chúng tôi triển khai kế hoạch đồng bộ rất nhiều nhiệm vụ, có những nhiệm vụ liên quan đến mục tiêu tuyên truyền, xây dựng cơ sở dữ liệu, làm sách; đặc biệt là tổ chức hội chợ chuyên hàng năm về CNHT, với kỳ vọng hội chợ này sẽ là thương hiệu đầu tiên ở Việt Nam và khu vực về CNHT, nơi kết nối các DN CNHT hàng đầu trong nước và quốc tế, đặc biệt là các DN có nền CNHT tốt, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, để các DN có cơ hội giao lưu, giao thương. Ngoài ra, Sở Công Thương cũng đã tổ chức các chương trình để DN có nhu cầu tham gia hội chợ quốc tế về CNHT.

Tuy nguồn lực có hạn, song phải nói rằng chính sách phát triển CNHT của Hà Nội rất mạnh dạn, Thành phố sẵn sàng hỗ trợ tới 150 triệu đồng/đơn vị tham gia hội chợ quốc tế. DN áp dụng khoa học kỹ thuật đổi mới công nghệ thì không phải hỗ trợ lãi suất, mà có thể được hỗ trợ tối đa tới 50% chi phí đầu tư cho dự án, không hạn chế đầu vào. Nếu công việc tiến hành thực sự có hiệu quả và phù hợp, chắc chắn trong thời gian tới Hà Nội sẽ quan tâm để hỗ trợ thực chất nhất, giúp các DN phát triển, không chỉ riêng DN CNHT mà là tất cả DN sản xuất.

PV: Cùng với sự giúp sức của thành phố, ông có lời khuyên nào với cộng đồng DN CNHT Thủ đô?

Ông Đàm Tiến Thắng: Trong bối cảnh khó khăn, thách thức của dịch Covid-19 và làn sóng dịch chuyển các nhà máy sản xuất về khu vực Đông Nam Á, cộng đồng DN CNHT Hà Nội cần nhanh chóng biến nguy thành cơ, đón đầu các cơ hội, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, kết nối kinh doanh, mở rộng thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm.

Các DN cần tích cực, chủ động đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ để sẵn sàng đón đầu các làn sóng đầu tư nước ngoài, từ đó tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu; đồng thời chủ động đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm hướng tiếp cận các DN, tập đoàn đa quốc gia để tìm hiểu yêu cầu của đối tác và “đầu ra” cho sản phẩm.

Tôi cho rằng, để phát triển CNHT, các DN ở Việt Nam phải tự lớn lên, các DN căn cứ vào công nghệ hiện có của mình, căn cứ vào kiến thức học hỏi từ những nhà đầu tư nước ngoài, tự tạo ra một sản phẩm hoặc liên kết tạo ra nhóm sản phẩm hoàn thiện. Thực tiễn nhiều DN lúc đầu chỉ làm phụ kiện, sau đó làm hoàn thiện, như các tập đoàn: Sơn Hà, Sunhouse, Amaccao, Á Châu,… đầu tiên chỉ là đơn vị bé nhỏ, tham gia chuỗi sản xuất trong nước, quốc tế, tích luỹ công nghệ, tích luỹ tài chính, kết hợp nhu cầu thực tiễn, nhu cầu thị trường thế giới sáng tạo ra sản phẩm, tạo thương hiệu mang tầm quốc tế, đó là những DN phát triển bền vững.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

  Bùi Nga, Văn Sơn, Mạnh Hùng (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Với chủ đề “Tạo đà vươn xa”, triển lãm quốc tế lần thứ 20 về công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ (Autotech & Accessories 2024) sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh từ ngày 16 - 19/5/2024.

Hỗ trợ tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đạt kết quả khả quan

Tổng kết hoạt động hỗ trợ tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ năm 2023, Toyota đã hỗ trợ trực tiếp cho 7 nhà cung cấp trong nước, với kết quả nổi bật: Diện tích nhà xưởng tiết kiệm 3.650m2, năng suất dây chuyền tăng 74%, hàng tồn kho giảm 59%, đồ vật không sử dụng loại bỏ 60 tấn.

Hơn 1.000 sản phẩm cơ khí được trưng bày tại Triển lãm quốc tế chuyên ngành ngũ kim 2023

350 doanh nghiệp từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ trưng bày hơn 1.000 sản phẩm cơ khí, công nghiệp hỗ trợ tại Triển lãm quốc tế chuyên ngành ngũ kim và dụng cụ cầm tay - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2023 sẽ diễn ra từ ngày 7 - 9/12 tại TP. Hồ Chí Minh.

METALEX Vietnam 2023: Điểm hẹn lý tưởng cho các nhà cung cấp máy công cụ

“METALEX Vietnam 2023”, Triển lãm Quốc tế hàng đầu Việt Nam về Máy công cụ và Giải pháp Gia công kim loại - lần thứ 16 với chủ đề “Kiến tạo nhà sản xuất khổng lồ tương lai” sẽ được tổ chức từ ngày 4 – 6/10 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, hứa hẹn sẽ là một điểm hẹn lý tưởng dành cho nhà cung cấp công nghệ trên thế giới và doanh nghiệp Việt Nam trao đổi ý tưởng đột phá.

Samsung phát triển nhà máy thông minh đầu tiên khu vực miền Trung

Ngày 12/9, Công ty Samsung Việt Nam đã phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương và Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ Hợp tác triển khai Dự án phát triển nhà máy thông minh cho doanh nghiệp Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88