Khoa học Công nghệ

Monday 27/02/2023 00:02

Hội nghị Khoa học & Công nghệ Cơ khí – Động lực lần thứ XV đạt kỷ lục về số lượng báo cáo khoa học

08/11/2022 00:11
2211 Lượt xem
TCCKVN Hội nghị Khoa học & Công nghệ Cơ khí - Động lực lần thứ XV sẽ được tổ chức trong 2 ngày 26 và 27 tháng 11 năm 2022, tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (GTVT), số 278, phố Lam Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đại diện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải nhận cờ luân lưu đăng cai tổ chức Hội nghị Khoa học & Công nghệ Cơ khí - Động lực lần thứ XV.

Hội nghị Khoa học & Công nghệ Cơ khí - Động lực là diễn đàn thường niên của đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy trong lĩnh vực Cơ khí - Động lực nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học thuật, hợp tác nâng cao chất lượng đào tạo và thúc đẩy sự phát triển của ngành Cơ khí - Động lực cũng như hình thành những hướng nghiên cứu mới.

Năm nay, Trường Đại học Công nghệ GTVT vinh dự được đăng cai tổ chức Hội nghị Khoa học & Công nghệ Cơ khí - Động lực lần thứ XV, với các nội dung sau:

- Trao đổi kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Cơ khí - Động lực;

- Đề xuất, thảo luận về định hướng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Cơ khí - Động lực giai đoạn 2020-2025;

- Thúc đẩy hợp tác giữa các nhà khoa học thuộc các Trường, Viện nghiên cứu, các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực Cơ khí - Động lực.

Các báo cáo khoa học trình bày tại Hội nghị có chất lượng đảm bảo sau khi phản biện sẽ được in trên Tạp chí Cơ khí Việt Nam, Số Đặc biệt (được tính điểm bởi Hội đồng GSNN).

Sau gần một năm chuẩn bị, Ban tổ chức đã nhận được 121 báo cáo khoa học của các giảng viên, nhà khoa học của các trường thành viên Câu lạc bộ Cơ khí - Động lực. Tất cả các báo cáo đều được phản biện kín hai chiều độc lập và đã có 101 bài đủ tiêu chuẩn để xuất bản trên số đặc biệt của Tạp chí Cơ khí Việt Nam, đây là kỷ lục về số báo cáo tham dự Hội nghị được xuất bản sau 14 lần tổ chức. Các bài báo chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề trọng tâm, cốt yếu của lĩnh vực Cơ khí động lực như: Cơ khí giao thông - Hàng hải, Cơ khí - Cơ điện tử - Vật liệu, Động cơ và năng lượng mới, Động lực học ô tô, Xe chuyên dụng và máy công trình, Mô phỏng số - Kết cấu mới.

Trường Đại học Công nghệ GTVT là trường đại học công lập, trực thuộc Bộ GTVT, được khai giảng dưới chính quyền cách mạng ngày 15/11/1945. Nhà trường có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng ứng dụng, đa ngành, đa lĩnh vực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển của ngành Giao thông vận tải và đất nước, phù hợp với xu thế phát triển quốc tế, hội nhập với nền giáo dục đại học tiên tiến của khu vực và trên thế giới. Nhà trường có 3 cơ sở đào tạo tại Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên. Quy mô đào tạo 13.000 học viên, sinh viên theo học 05 chương trình tiến sĩ, 12 chương trình thạc sĩ và 30 chương trình đại học tập trung vào các nhóm ngành Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, Cơ khí, Ô tô, Kinh tế- Tài chính, Quản trị doanh nghiệp, Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Cơ điện tử; Logistics- Vận tải, Thương mại điện tử.

Cùng với hoạt động đào tạo, Nhà trường đặc biệt quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu; thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh chuyên sâu, liên ngành với sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài nước; tập trung đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm; tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc tế. Nhà trường ký thỏa thuận hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài, thực hiện nhiều dự án quốc tế, nghiên cứu hợp tác với Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Ủy ban Châu Âu, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Pháp. Cùng với đó là triển khai các chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các Trường Đại học đến từ Ba Lan, Hàn Quốc và Cộng hòa Pháp. Những hoạt động đó đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, đóng góp vào sự nghiệp “Đi trước mở đường” của ngành GTVT và công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Ngọc Mi

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo khoa học "Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa – Cuộc đời và sự nghiệp

Giáo sư, Viện sỹ (GS.VS) Trần Đại Nghĩa (1913 - 1997) là một nhà khoa học kiệt xuất, được mệnh danh là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Samsung mong muốn Trung tâm R&D ở Việt Nam thành hàng đầu thế giới

Ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam đã chia sẻ về hai nhiệm vụ chính liên quan đến Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) vừa được khánh thành tại Hà Nội vào cuối tháng 12/2022.

Ngành Công Thương có 8 công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

Ngành Công Thương có 8 công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 6 trong tổng số 29 công trình đoạt Giải.

Robot cộng tác phục vụ việc xếp dỡ, đóng gói, nâng và bố trí hàng hóa

Tại sự kiện Propak Việt Nam 2022 lần thứ 15, khách tham quan có thể tìm hiểu trực tiếp cách robot cộng tác (cobot) hoạt động thông qua các giải pháp tự động hóa sáng tạo phục vụ việc xếp dỡ, đóng gói, nâng và bố trí hàng hóa do Universal Robots (UR), công ty hàng đầu trên thị trường về cobot giới thiệu.

Ứng dụng mô hình học máy và AI để thăm dò dầu khí

Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã nghiên cứu, ứng dụng thành công trí tuệ nhân tạo (AI) và các thuật toán học máy (ML) để xác định nhanh sự hiện diện của các tầng đá móng nứt nẻ - nơi hình thành thân dầu, với độ chính xác hơn 80%, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khoan, nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top