Khoa học Công nghệ

Friday 19/05/2023 00:05

Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí của Nghiên cứu sinh Ngô Xuân Cường

19/05/2023 00:05
517 Lượt xem
TCCKVN Sáng ngày 19/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Cơ khí tổ chức Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh (NCS) Ngô Xuân Cường (công tác tại Viện Nghiên cứu Cơ khí), với đề tài “Nghiên cứu công nghệ phun phủ plasma tạo lớp phủ cacbit silic lên bề mặt thép để bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường axit chứa flo”. PGS. TS. Nguyễn Chỉ Sáng làm Chủ tịch Hội đồng.

Luận án thuộc chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí, mã số 9520103, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hà Tuấn và TS. Nguyễn Tuấn Anh.

Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh (NCS) Ngô Xuân Cường do PGS. TS. Nguyễn Chỉ Sáng làm Chủ tịch Hội đồng.

Đây là công trình đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về công nghệ tạo lớp phủ plasma SiC-Cu lên bề mặt thép. Đề tài nghiên cứu nhằm tạo ra được lớp phủ plasma cacbit silic (SiC-Cu) lên bề mặt thép và nghiên cứu một số thông số công nghệ chính trong phun phủ plasma SiC-Cu lên bề mặt thép ảnh hưởng tới các chỉ tiêu chất lượng lớp phủ cho việc bảo vệ chống ăn mòn cho các chi tiết máy làm việc trong môi trường axit chứa flo.

Luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về lớp phủ nhiệt chống ăn mòn; Chương 2: Công nghệ chế tạo lớp phủ plasma SiC trên bề mặt thép; Chương 3: Vật liệu, thiết bị, dụng cụ và phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Thực nghiệm, phân tích, đánh giá các lớp phủ của plasma SiC trên bề mặt thép; Chương 5: Xử lý số liệu thiết lập bộ thông số công nghệ phun phủ plasma SiC 50- Cu lên bề mặt thép C45.

Về khoa học, nghiên cứu đưa ra được tỷ lệ phối trộn SiC-Cu hợp lý đảm bảo quá trình hình thành lớp phủ đạt chất lượng cơ bản làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo; Xác lập được bộ thông số công nghệ phù hợp cho việc tạo lớp phủ plasma SiC-Cu lên bề mặt thép; Xử lý số liệu bằng kế hoạch quy hoạch thực nghiệm Taguchi, quy hoạch toàn phần, phân tích ANOVA đánh giá mối quan hệ giữa các thông số công nghệ và các chỉ tiêu chất lượng.

Thực tiễn kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tạo ra giải pháp bảo vệ chống mòn cho các thiết bị công trình làm việc trong môi trường có ăn mòn hóa chất, cụ thể là tạo lớp phủ bảo vệ lên cánh quạt và cánh bơm làm việc trong môi trường chứa flo tại nhà máy Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, góp phần nâng cao trình độ, bổ sung tài liệu kỹ thuật trong ngành công nghệ phun phủ.

Tính mới của luận án, đây là công trình đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về công nghệ tạo lớp phủ plasma SiC-Cu lên bề mặt thép; Cải tiến phun phủ plasma trong khí bảo vệ Ar nhằm giảm mức độ oxi hóa lớp phủ; Thiết kế, chế tạo thiết bị kiểm tra mòn hỗn hợp mô phỏng điều kiện thực tế để thực nghiệm và đánh giá sự giảm trọng lượng mẫu thử theo thời gian; Hoàn thiện lớp phủ SiC-Cu trên bề mặt thép bằng thẩm thấu PTFE nâng cao độ kín của lớp phủ trong bảo vệ chống ăn mòn.

Sau khi nghe NCS trình bày luận án và trả lời các câu hỏi, Hội đồng đã thảo luận và thống nhất đánh giá, đề tài luận án có tính cấp thiết và tính mới giải quyết được vấn đề tạo lớp phủ SiC trên bề mặt chi tiết làm việc trong môi trường khắc nghiệt chịu ăn mòn, xói mòn, môi trường chứa axit đảm bảo nâng cao tuổi bền làm việc của thiết bị nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, nội dung nghiên cứu của luận án không trùng lặp với các luận án công trình công bố trong và ngoài nước. 

Đánh giá đây là công trình khoa học nghiêm túc với khối lượng nghiên cứu lớn, ý nghĩa khoa học, chất lượng và hình thức của luận án đáp ứng đầy đủ yêu cầu của luận án tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí cấp Viện, 100% thành viên hội đồng tán thành, trong đó có hai phiếu xuất sắc.

 

Hội đồng chúc mừng NCS Ngô Xuân Cường bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.

Trong niềm vui và xúc động, NCS Ngô Xuân Cường đã tri ân sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học, gửi lời cảm ơn đến Hội đồng chấm luận án cũng như sự quan tâm của Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cơ khí cùng đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình – nguồn động viên và cổ vũ tinh thần lớn lao để NCS thực hiện và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.

 

Tổng biên tập Tạp chí Cơ khí Việt Nam Dương Thanh Bình chúc mừng NCS Ngô Xuân Cường.

 

Các đồng nghiệp chúc mừng NCS Ngô Xuân Cường.

Thu Nga

Có thể bạn quan tâm

82% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm kiếm đối tác cung cấp giải pháp công nghệ có kỹ năng kỹ thuật

Để thúc đẩy chuyển đổi số, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Việt Nam đang tìm kiếm những đối tác cung cấp giải pháp công nghệ có kỹ năng kỹ thuật (82%), kiến thức về ngành (67%) và thời gian hồi đáp nhanh chóng (45%).

Việt Nam chế tạo thành công Robot dạng người thông minh IVASTBot

“Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo robot dạng người thông minh IVASTBot ứng dụng trong giao tiếp, phục vụ con người” là đề tài do TS. Ngô Mạnh Tiến cùng cộng sự Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thực hiện thành công, mở ra những hướng nghiên cứu, ứng dụng robot trí tuệ nhân tạo trong giao tiếp, phục vụ con người hướng tới xã hội số...

Hội thảo khoa học "Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa – Cuộc đời và sự nghiệp

Giáo sư, Viện sỹ (GS.VS) Trần Đại Nghĩa (1913 - 1997) là một nhà khoa học kiệt xuất, được mệnh danh là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Samsung mong muốn Trung tâm R&D ở Việt Nam thành hàng đầu thế giới

Ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam đã chia sẻ về hai nhiệm vụ chính liên quan đến Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) vừa được khánh thành tại Hà Nội vào cuối tháng 12/2022.

Ngành Công Thương có 8 công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

Ngành Công Thương có 8 công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 6 trong tổng số 29 công trình đoạt Giải.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top