Sự kiện - Vấn đề

Monday 15/04/2024 00:04

Liên kết phát triển vùng đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp

15/09/2022 00:09
1008 Lượt xem
TCCKVN Ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì vai trò trụ cột tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng, vì vậy cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp vùng hơn nữa.

Sau gần 17 năm thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; và 11 năm thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, vùng đồng bằng sông Hồng đã phát huy vai trò là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước, với nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh và quan hệ quốc tế.

Phát triển nhanh nhưng chưa bền vững

Theo đánh giá của Ban Kinh tế Trung ương, kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2005 – 2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn bình quân cả nước với chất lượng được cải thiện dựa nhiều hơn vào năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP); quy mô kinh tế tăng nhanh, năm 2020 đạt 2,37 triệu tỷ đồng, chiếm 29,4% tổng GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 103,6 triệu đồng/người/năm, gấp 1,3 lần bình quân cả nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với vai trò trụ cột của các khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Đô thị phát triển nhanh, tỷ lệ đô thị hóa trên 41%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư và phát triển khá đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp; phát huy tốt vai trò của các hành lang, vành đai kinh tế. Quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường được chú trọng; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, quá trình phát triển vùng vẫn còn nhiều hạn chế, vấn đề phát sinh mới, nhất là bất cập về quy hoạch và quản lý quy hoạch; tình trạng quy hoạch “treo” khá phổ biến; các khu công nghiệp thiếu liên kết, chưa hình thành được các cụm liên kết ngành. Hệ thống đô thị phát triển chưa hợp lý, thiếu kết nối, chưa bền vững, quy hoạch đô thị có nhiều hạn chế;….

Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW.

Dẫn đầu về thu hút FDI

Về lĩnh vực đầu tư nước ngoài (FDI), vùng đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng  kinh tế-xã hội thu hút được nhiều vốn FDI nhiều nhất tại Việt Nam. Nhiều năm qua, vùng luôn dẫn đầu về thu hút FDI và tăng mạnh qua các năm. Tính đến tháng 6/2022, toàn vùng đã thu hút được 11.871 dự án, với vốn đầu tư 126,5 tỷ USD, tương ứng 32,75% số dự án và 30,1% của tổng vốn đầu tư của cả nước.

Với sự có mặt của nhiều Tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới hoạt động ở nhiều lĩnh vực như Samsung, LG, General Electric, Mitsubishi, Panasonic..., vùng đồng bằng sông Hồng đang từng bước tham gia mạng giá trị và chuỗi sản xuất toàn cầu thực hiện một số công đoạn sản xuất, lắp ráp sản phẩm công nghệ cao.

Mặc dù là vùng kinh tế thu hút được nhiều vốn đầu tư, song FDI vào vùng đồng bằng sông Hồng còn tồn tại một số hạn chế trong việc liên kết giữa các tỉnh, nguồn vốn đầu tư vẫn tập trung vào những thành phố lớn có thế mạnh thu hút FDI như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh; cơ cấu ngành kinh tế trong vùng chuyển dịch chậm.

Theo ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần khắc phục việc liên kết giữa các địa phương trong vùng; cần có các chương trình, kế hoạch chung (liên quan đến xúc tiến đầu tư, ưu đãi trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến, đầu tư kết cấu hạ tầng…); cần có sự phối hợp quy hoạch các ngành kinh tế giữa các địa phương để thu hút FDI, hình thành các vùng nông nghiệp công nghệ cao và các trung tâm công nghiệp lớn mang tính liên tỉnh; cần có giải pháp giảm thiểu cạnh tranh lẫn nhau thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, phát triển tràn lan nhiều khu, cụm công nghiệp; các ngành nghề, sản phẩm trùng lắp giữa các địa phương,...

Công nghiệp là trụ cột tăng trưởng

Lĩnh vực công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng đã đạt được những bước tiến vượt bậc, mang lại diện mạo mới cho hầu hết các địa phương trong vùng. Trong đó, có địa phương đã thay da đổi thịt, vươn lên từ một tỉnh thuần nông nghèo thành cánh chim đầu đàn về phát triển công nghiệp, xuất khẩu hàng hoá của cả nước như Bắc Ninh; có những địa phương đã hoàn thành nhiệm vụ trọng yếu kết nối các hoạt động tăng trưởng về kinh tế và công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Trong gần 17 năm qua, công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng mà nổi bật là Tiểu vùng Bắc đồng bằng sông Hồng, còn gọi là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Chỉ số sản xuất công nghiệp của vùng có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; tạo nền tảng để phát triển bền vững, tăng việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, thu hút lao động từ nông nghiệp, nông thôn; tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn trong vùng.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 cả vùng ước đạt 251 nghìn tỷ đồng; đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt 319,18 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 4,9%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020 đạt 551,77 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 11,75%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, thành phố Hà Nội đạt giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất, tiếp đến là Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh…

Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ trong GRDP đến năm 2020 của vùng đạt 94,6% (không bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp), trong đó công nghiệp - xây dựng là 44,76%, dịch vụ 49,33%.

Ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì vai trò trụ cột tăng trưởng của vùng (tập trung tại một số tỉnh, thành phố như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng), tỷ trọng GDP ngành công nghiệp - xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước đã tăng từ 28,6% năm 2016 lên 30,7% GDP năm 2020, tập trung chủ yếu từ các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Điện, điện tử, lắp ráp ô tô, đóng tàu, dệt may, công nghiệp phụ trợ.

Tuy cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, công nghiệp có bước phát triển đáng kể, song cũng phải thừa nhận rằng, công nghiệp vùng chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững; ngành công nghiệp chủ yếu phát triển theo chiều rộng, thiếu trọng tâm và chưa đi vào chiều sâu; nội lực nền công nghiệp của một số tỉnh còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn FDI; trình độ lao động còn thấp, mục tiêu thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ chưa đạt được như kỳ vọng. Huy động vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp còn hạn chế và đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao đang là nút thắt cản trở sự phát triển kinh tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, vùng đồng bằng sông Hồng cần chú trọng huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, đặc biệt là kết cấu hạ tầng như hệ thống đường cao tốc kết nối liên tỉnh, cảng biển, công trình cung cấp điện, cung cấp nước và công trình xử lý rác thải nguy hại cho toàn vùng để kết nối đồng bộ với phát triển hệ thống kho hàng, bến bãi, trung tâm logistics, kết nối liên hoàn từ nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào đến các nhà sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp logistics đến người tiêu dùng cuối cùng. Tập trung phát triển nguồn nhân lực song song với tái cơ cấu các ngành công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng hiệu quả, bền vững; phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghiệp sạch, xanh, công nghiệp vừa và nhỏ với mô hình quản lý, liên kết kinh tế hiệu quả, bền vững trên địa bàn vùng. Chú trọng công tác xây dựng nguồn nhân lực với đội ngũ công nhân được đào tạo, có tay nghề, trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp. Tận dụng tối đa lợi thế của từng địa phương, hạn chế việc đầu tư chồng chéo gây lãng phí và phát huy hiệu quả của các dự án đầu tư nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp toàn vùng.

Tại Hội nghị “Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW”, các đại biểu đều thống nhất, cần phải thay đổi tư duy, nhận thức và tầm nhìn đối với liên kết phát triển vùng để vùng đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và phát triển dịch vụ hiện đại; nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn phát triển mạnh; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và hệ thống đô thị thông minh, kết nối; phát huy vai trò của các hành lang kinh tế, các khu công nghiệp….

Văn Sơn - Mạnh Hùng

Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Đào Duy Tùng - Nhà lãnh đạo cấp cao có tư duy đổi mới và tầm trí tuệ cao của Đảng

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng trải qua nhiều vị trí công tác, dù ở vị trí công tác nào, Đồng chí Đào Duy Tùng luôn thể hiện là một người cộng sản hết mực trung thành, tận tụy, một nhà lãnh đạo cấp cao với tư duy đổi mới và tầm trí tuệ cao, có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2024-2029 thành công tốt đẹp

Ngày 13/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, với tinh thần Gắn kết – Đổi mới – Sáng tạo – Hiệu quả, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2024-2029 đã thành công tốt đẹp.

Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Ngày 11/4, tại Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên, tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Dự hội thảo có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành trung ương, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học...

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chủ động đầu tư công nghệ

Nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh đã chủ động đầu tư công nghệ thiết bị, nâng cao giá trị gia tăng nội địa và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hà Nội cam kết luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô

Tại Hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định: Chính quyền thành phố Hà Nội cam kết sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô; thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88