Sự kiện - Vấn đề

Friday 26/05/2023 00:05

Nhiều chỉ tiêu của ngành Công Thương vượt mức báo cáo

22/05/2023 00:05
293 Lượt xem
TCCKVN Theo báo cáo bổ sung về kinh tế xã hội của Chính phủ tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khoá XV, nhiều số liệu về các chỉ tiêu quan trọng thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương được bổ sung cho năm 2022 và các tháng đầu năm 2023 cho thấy sự tăng trưởng tốt hơn số liệu đã báo cáo Quốc hội.

Tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khoá XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023;

Theo đó, nổi bật trong lĩnh vực Công Thương là tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 371,3 tỷ USD (đã báo cáo là 368 tỷ USD); xuất siêu đạt trên 12,4 tỷ USD (đã báo cáo là khoảng 1 tỷ USD), GDP năm 2022 tăng 8,02% (đã báo cáo là 8%).

Giá trị thương hiệu quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới giai đoạn 2019-2022 (tăng 74%), năm 2022 đạt 431 tỷ USD, xếp thứ 32 trong nhóm 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.

4 tháng đầu năm 2023 trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới mặc dù GDP tăng trưởng thấp so với cùng kỳ nhiều năm song xuất siêu vẫn đạt mức 7,56 tỷ USD (cùng kỳ xuất siêu 2,25 tỷ USD). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) phục hồi trong tháng 4, tăng 3,6% so với tháng 3 và tăng 0,5% so với cùng kỳ.

Thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 12,8%.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ V, Quốc hội khoá XV

Chính phủ đánh giá, nhiều dự án tồn đọng, kéo dài được tích cực xử lý, đạt kết quả bước đầu như khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Thái Bình 2 sau nhiều năm bị gián đoạn; đang tích cực triển khai các kết luận của Bộ Chính trị về cơ cấu lại Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các ngân hàng thương mại yếu kém; 3 nhà máy đạm đang cơ cấu lại nợ vay, bước đầu đã có lãi (Hà Bắc, Ninh Bình và DAP số 2 Lào Cai)...

Về các giải pháp thực hiện trong thời gian tới liên quan đến lĩnh vực của ngành Công Thương, Báo cáo của Chính phủ nhấn mạnh, sẽ tập trung phát triển mạnh và phát huy vai trò của thị trường trong nước; thực hiện hiệu quả các giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tiếp tục đầu tư cho 3 động lực tăng trưởng gồm tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu.

Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng xuất khẩu; tận dụng cơ hội của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định FTA mới (trong đó Hiệp định FTA với Israel dự kiến ký kết trong tháng 6/2023).

Tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn để sớm đưa vào vận hành các công trình, dự án công nghiệp trọng điểm, góp phần gia tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng. Chủ động phát triển các dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao.

Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đẩy nhanh hoàn thuế giá trị gia tăng để góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. 

Thu Nga

Có thể bạn quan tâm

Thép dây không gỉ của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Thép dây không gỉ dạng tròn của Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ.

Hải Phòng: Khẳng định sức hút về môi trường đầu tư

5 tháng đầu năm 2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã thu hút tổng vốn đầu tư 498,55 triệu USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2022, với 17 dự án đầu tư nước ngoài cấp mới và 9 dự án điều chỉnh tăng vốn.

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam

Nhận xét về môi trường đầu tư của Việt Nam và tiềm năng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Hàn Quốc, bà Oh Young Ju, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam khẳng định, dựa vào những chính sách thu hút đầu tư tích cực và chính sách tài chính bền vững của Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hàn Quốc rất quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam.

Áp lực phải đủ than cho sản xuất điện đối với TKV

Để chuẩn bị đủ nguồn than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tiến hành đàm phán với các nhà máy nhiệt điện từ tháng 10/2022 và xây dựng kế hoạch tiêu thụ than năm 2023 là 46,5 triệu tấn. Trong đó, than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện là 38,52 triệu tấn (bằng 83%). Tuy nhiên, với tiến độ huy động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng khối lượng than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện năm 2023 của TKV sẽ vượt khoảng 6% so với kế hoạch.

Kết nối doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày 17/5, Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt - Hàn, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội thảo Giao lưu doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc, với sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị xe điện…
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top