Doanh nghiệp

Monday 25/03/2024 00:03

Nơi chỉ có mồ hôi sáng tạo

03/09/2013 00:09
275 Lượt xem
Nhà khoa học... chân đất
Sau một thời gian dài tiếp tục mày mò nghiên cứu, hoàn thiện thêm chức năng mới cho chiếc máy tuốt (lặt) đậu phộng do mình sáng chế ra cách đây mấy năm, tháng 6/2013 vừa qua, nông dân Nguyễn Kim Chính ở thôn Đại Ân, xã Cát Nhơn (Phù Cát, Bình Định) đã nộp thêm cho ngành chức năng tỉnh này một bộ hồ sơ dự thi sáng tạo cho chiếc máy tuốt đậu phộng đời thứ 4 của mình.
         
Thông tin này một lần nữa làm dấy lên trong dư luận nhiều tình cảm lẫn lòng khâm phục đối với những nhà nông không chỉ có sức mạnh "vai u thịt bắp".
 
Ông Nguyễn Kim Chính bên chếc máy cắt cải tiến
         
Trong một cuộc chuyện phiếm với mấy cán bộ ngành nông nghiệp, tôi nghe một anh thuộc hàng “lão làng” buột miệng thốt lên: “Suốt mấy chục năm làm trong ngành nông nghiệp, tôi chỉ thấy toàn nông dân sáng tạo ra những máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất chứ chưa thấy nhà khoa học nào đưa ra một loại sản phẩm gì để nông dân ứng dụng và thực tiễn”.
         
Tôi có chút chạnh lòng, và cứ bị câu nói trên ám ảnh.
Không cố ý đi tìm lời giải, nhưng qua cuộc trao đổi với ông Trương Quang Phong, Trưởng phòng Quản lý công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định, tôi có phần hiểu ra nguyên nhân vì sao.
         
“Trong kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh Bình Định có chính sách hỗ trợ 30% kinh phí cho những sáng chế mới, lần đầu tiên đưa vào ứng dụng. Trong những năm qua, những người làm công tác khoa học của tỉnh cũng đã có nhiều nghiên cứu thành công nhiều máy móc, thiết bị, nhưng chủ yếu dành cho ngành chế biến gỗ và chế biến đá. Đặc biệt là máy bốc đá và máy tạo độ nhám cho đá granit nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Máy móc dành cho phục vụ sản xuất nông nghiệp hầu không có”, ông Phong nói.
         
Càng nghe chuyện, tôi càng vỡ lẽ. Sáng tạo ra máy móc phục vụ cho ngành gỗ và ngành đá theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp thì ngon ăn hơn, lại tiền ròng bạc chảy. Còn nếu sáng tạo ra máy móc nông nghiệp mà đối tượng phục vụ là nông dân thì…eo ơi, chẳng biết lấy đồng tiền lớn từ nơi nào, bởi nông dân nghèo lắm. Khoản thu được chẳng bõ bèn gì so với trí tuệ, công sức đổ ra trong quá trình nghiên cứu!
         
Do vậy, chuyện những người làm công tác khoa học ít mặn mà với máy móc nông nghiệp là chuyện không có gì lạ.
         
Nông dân tự cứu mình
         
Theo ông Trương Quang Phong, từ năm 2005 đến nay, nông dân tỉnh này đã có nhiều thành tựu trong sáng chế máy phục vụ SXNN. Những “nhà khoa học chân đất” ở Bình Định đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá của ngành chức năng, những “công trình” của họ được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong tỉnh mà còn được sử dụng khắp nơi trong nước.
         
Đơn cử như nông dân Đào Kim Tường ở thôn Phước Thọ, xã Mỹ Hòa (Phù Mỹ, Bình Định), người đầu tiên ở Việt Nam sáng chế ra chiếc máy bóc vỏ đậu phộng tự động. Trồng được cây đậu phộng đã khổ, muốn có hạt đậu để bán, nông dân phải bóc vỏ tróc cả tay.
         
Xưa kia, đậu phộng được trồng manh mún, thu hoạch ít thì bóc tay chẳng ăn thua gì. Ngày nay cây đậu phộng là cây trồng cạn chủ lực của nhiều địa phương, bóc tay kiểu truyền thống làm không xuể.
 
Nông dân đang tuốt đậu phộng bằng máy do ông Nguyễn Kim Chính sáng chế
         
Bức xúc từ chính công việc thường ngày của gia đình mình, từ năm 1987 ông Tường đã “tơ tưởng” đến thiết bị bóc vỏ đậu phộng tự động. Nghĩ là làm, ngoài công việc lao động hằng ngày, đêm đêm ông Tường “vắt óc” cho công việc sáng tạo của mình.
         
“Vốn là thợ mộc nên lúc đầu tui thực hiện ý tưởng làm máy bóc vỏ đậu phộng chủ yếu bằng nguyên liệu gỗ, dùng chân đạp, tay lùa đậu phụng. Thấy mình còn đạp thì máy còn kéo, vậy là tui gắn cho nó cái mô-tơ.
 
Máy chưa thổi tách được vỏ đậu ra riêng, hạt đậu ra riêng; tui lại mày mò nghĩ cách lắp đặt hệ thống gió. Sau đó bổ sung thêm sàng phía sau để phân loại đậu… Cứ thế, từ chiếc máy đầu tiên đến cái thứ 20 thì sản phẩm của tui hoàn thiện”, ông Tường thật thà cho biết.
         
Hiện nay máy bóc vỏ đậu phộng của ông Tường đã có đến 99% bộ phận được làm bằng sắt thay vì chủ yếu làm bằng gỗ như trước đây. Phễu đổ đậu vào, miệng ra vỏ, được làm bằng sắt thùng phuy cán phẳng. Bầu gió, cánh quạt, rá bao rulô cũng đều làm bằng sắt tròn và sắt trụ ấp chiến lược đập phẳng ra. Công suất máy đạt từ 600kg đến 1 tấn nhân/giờ và hiện được tiêu thụ mạnh tại nhiều tỉnh thành.
         
Câu chuyện trở thành “nhà khoa học chân đất” của ông Nguyễn Kim Chính ở thôn Đại Ân, xã Cát Nhơn (Phù Cát, Bình Định) nghe còn thú vị hơn. Vào cuối thập niên 90 (thế kỷ 20), phong trào cơ giới hóa SXNN ở Bình Định bắt đầu phát triển.
         
Để tạo thêm thu nhập cho gia đình, ông Chính vận động vợ gom góp tất cả vốn liếng dành dụm mua 1 chiếc máy cắt lúa hiệu FUTU 1 để vừa phục vụ ruộng nhà, vừa đi cắt thuê cho bà con trong vùng.
         
“Vừa cho máy cắt ra đồng, tui gặp ngay thất bại bởi máy chỉ hoạt động được khi nắng ráo, trong điều kiện lúa đứng cây và ruộng không bị lún. Thế nhưng vì đây là vùng đồng sâu ruộng lún, lúa lại bị ngã nên máy cắt đành “bó lưỡi”, lúa hay bị kẹt trong máy. Cần phải có thêm 1 nhân công đi theo để rút lúa ra khi bị kẹt.
          
Rắc rối là thế nên hiệu suất hoạt động của máy không cao, thu nhập chẳng là bao nên bà vợ tui la dữ lắm. Tui phải nghĩ ra cách khắc phục, bắt nó phải hoạt động trong mọi điều kiện”, ông Chính nhớ lại.
         
Sau nhiều cải tiến, chiếc máy cắt của ông Chính có thể hoạt động trong điều kiện ruộng bị rối nhau, ruộng lún, và có thể chạy bon bon trên đường nhờ những bánh xe máy.
         
Đồng thời, ông cũng nghiên cứu đưa bộ phận máy ngược lên phía trên sườn để máy cắt được di chuyển dễ dàng qua những bờ mương, khe suối và khi cắt lúa nước bùn không văng dính máy, nhờ đó bộ phận máy sẽ được bảo quản tốt hơn để duy trì thêm tuổi thọ. Sau đó ông Chính còn sáng chế thêm thiết bị kéo cắt cành, hái trái cây và máy bóc hạt trái điều.
         
Không dừng lại ở đó, cuối năm 2012, ông Chính tiếp tục sáng chế chiếc máy tuốt đậu phộng. Đây là chiếc máy gọn nhẹ, nặng khoảng 50 kg, có 2 bánh xe nhỏ có thể dùng xe máy kéo đi trên đường, hoặc đẩy tay vận hành trên bờ ruộng hẹp.
Trong điều kiện mưa nhiều, ruộng lún, cây đậu nhổ lên rễ trái dính đầy bùn đất máy vẫn tuốt được dễ dàng. Ngoài ra máy còn quạt sạch hạt lép, lá đậu, tạp chất để cho ra trái đậu ít lẫn tạp.
         
Ông Chính cho biết thêm: “Chiếc máy tuốt đậu phộng của tui bây giờ là chiếc máy được cải tiến đến thế hệ thứ tư, có 5 bộ phận cốt yếu là: Tuốt, sàng lắc phân loại đậu-đất-lá, tuốt phụ, quạt gió và trục xoắn để đưa đậu ra riêng, lá ra riêng. Tui mới nộp hồ sơ dự thi nông dân sáng tạo cho chiếc máy tuốt đậu phộng thế hệ thứ tư này vào tháng 6 vừa rồi”.
         
Trong lần đi tham quan Cánh đồng mẫu lớn sản xuất đậu phộng vụ ĐX 2012-2013 rộng cả trăm héc ta tại xã Cát Hiệp (Phù Cát), tôi nhận được từ nhiều nông dân câu hỏi: “Trên thị trường đã có bán máy nhổ đậu phộng chưa?”.
         
Bởi khi trồng diện tích lớn, thu hoạch rất cần công nhổ đậu. Vào vụ thu hoạch thì kiếm công rất khó nên nông dân chuyên canh cây đậu phộng đang rất cần máy thu hoạch.
 
 
Ông Đào Kim Tường đang làm máy bóc vỏ đậu phộng
         
Mang niềm trăn trở này của nông dân trao đổi với ông Chính, ông cho biết: “Tui đã nghĩ đến chiếc máy thu hoạch đậu phộng từ lâu, nhưng trong điều kiện những cánh đồng trồng đậu được trỉa cùng khoảng cách như nhau thì chiếc máy tui đã nghĩ trong đầu hoạt động mới hiệu quả. Hiện nay bà con trỉa đậu mỗi người mỗi kiểu, nên có làm ra cũng không hoạt động được”.
         
Từ những sáng chế của mình, trong suốt những năm qua, cả ông Đào Kim Tường và ông Nguyễn Kim Chính đều nhận được nhiều giải thưởng và bằng khen của Bộ KH-CN; TƯ Hội Nông dân; Hội Cơ khí nông nghiệp VN, UBND tỉnh Bình Định. Đặc biệt, năm 2010, ông Nguyễn Kim Chính được Bộ NN-PTNT tặng kỷ niệm chương.

 

“Trong cuộc thi Sáng tạo nhà nông năm 2012, Bình Định lại nổi lên nhiều “nhà khoa học chân đất” với các sáng chế: Chế tạo bẫy chuột bằng tre; máy cày 2 lưỡi vun gốc và làm cỏ đậu phộng; hệ thống nước uống tự động cho trang trại gà; máy tách hạt bắp; công thức phối trộn thức ăn làm giảm chi phí trong chăn nuôi heo thịt và mô hình vườn tầng…", ông Quách Hồng Dục, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Định.

 

 
 Nguyên Trân (nguồn: theo Đình Vũ, nongnghiep.vn)
 
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến Mỹ

Ngày 24/3, Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosan Enerbility Việt Nam (Doosan Vina), trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas (Mỹ).

CIC: Sôi nổi các hoạt động thiết thực chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

Thực hiện kế hoạch công tác, từ ngày 04/3 đến ngày 08/3/2024, Công đoàn Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng phối hợp với chính quyền tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 – 08/3/2024). Đây là dịp để cán bộ, viên chức, người lao động trong nhà trường giao lưu, gặp gỡ, trao đổi và xây dựng vững chắc tinh thần đoàn kết, học tập và trao đổi kinh nghiệm góp phần đúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

Khởi công dự án nhà máy sản xuất thiết bị y tế có mức đầu tư 200 triệu USD

Dự án nhà máy Pegavision Việt Nam tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái (tỉnh Thái Bình) có quy mô 10ha với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2028...

Vượt khó, LILAMA10 tiếp tục khẳng định bản lĩnh, thương hiệu trong nước và quốc tế

Công ty Cổ phần Lilama 10 (LILAMA 10) là đơn vị thành viên của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP (LILAMA). Trải qua năm 2023 với rất nhiều khó khăn, thách thức, LILAMA 10 tiếp tục khẳng định bản lĩnh, tiên phong của một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt thiết bị và đạt được kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khá ấn tượng.

Thái Nguyên hút thêm 454 triệu USD trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời

Trina Solar - tập đoàn lớn trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc - quyết định đầu tư thêm 454 triệu USD vào Khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88