Khoa học Công nghệ

Tuesday 23/04/2024 00:04

Nội địa hóa dây chuyền cắt Bias ngang đồng bộ cho ngành sản xuất lốp ô tô

23/04/2024 00:04
489 Lượt xem
TCCKVN Với quyết tâm và sự sáng tạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) đã làm chủ thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành thành công dây chuyền cắt Bias ngang tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, giúp thay thế thiết bị lạc hậu, góp phần nâng cao năng suất và tiết kiệm nhân công vận hành sản xuất.

Dây chuyền sản xuất lốp xe là một quy trình sản xuất tự động, bao gồm một loạt các thiết bị và máy móc được sắp xếp theo một dãy công đoạn nhất định để sản xuất các chi tiết và nguyên liệu cần thiết cho lốp xe. Quá trình sản xuất này bao gồm nhiều bước khác nhau, từ việc cắt các thành phần lớp lót, cốt thép và lớp vỏ, đan xen các thành phần để tạo thành vỏ lốp, chèn cao su vào khung thép hoặc các phụ kiện khác để tạo ra lốp hoàn chỉnh, sau cùng là kiểm tra và đóng gói sản phẩm. Dây chuyền sản xuất lốp xe là một trong những hệ thống sản xuất phức tạp và quan trọng nhất trong ngành công nghiệp ô tô. Trong đó, quy trình sản xuất được đảm bảo thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, từ đó giúp tăng năng suất và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Trước nhu cầu hiện đại hóa thiết bị của các doanh nghiệp sản xuất lốp xe trong nước, Viện Nghiên cứu Cơ khí đã tiến hành nghiên cứu và nội địa hóa dây chuyền cắt Bias ngang đồng bộ cho ngành sản xuất lốp ô tô Việt Nam.

Các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Cơ khí đã tiến hành thiết kế các thiết bị trong dây chuyền để có thể nâng cao năng suất cắt; mở rộng được chiều cắt ngang; thay đổi được góc cắt nhiều hơn… so với công nghệ hiện có, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành sản xuất lốp; đồng thời tăng cường áp dụng hệ thống điều khiển tự động như tự động hóa hoàn toàn khâu ghép vải bằng cách dùng robot gắp và ghép vải mành, giúp giảm nhân công và chi phí năng lượng.

Dây chuyền cắt Bias do Viện Nghiên cứu Cơ khí thiết kế, chế tạo.

Với quyết tâm và sự sáng tạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Cơ khí đã làm chủ thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành thành công dây chuyền cắt Bias ngang tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, giúp thay thế thiết bị lạc hậu, góp phần nâng cao năng suất và tiết kiệm nhân công vận hành sản xuất. Dây chuyền cắt Bias ngang do Viện Nghiên cứu Cơ khí thiết kế có các thông số chính gồm: năng suất cắt 18-22 mảnh/phút; chiều rộng mảnh cắt 80-1.100 mm; góc cắt 45~90°; kiểm soát chiều rộng cắt; tích hợp được cơ cấu quay góc và đỡ thiết bị, nhờ vậy có thể cắt được nhiều loại vải cao su có các góc cắt khác nhau trên cùng một hệ thống dây chuyền mà trước đây chưa làm được. Chiều ngang vải cắt được mở rộng do có thể chủ động thay đổi các băng tải. Nhóm nghiên cứu còn tích hợp được robot vào dây chuyền cắt, nhờ vậy giảm được nhân công vận hành, đồng thời nâng cao chất lượng vải cắt với độ chính xác cao hơn hiện có.

Sơ đồ thiết bị của dây chuyền cắt BIAS ngang do Viện Nghiên cứu Cơ khí nghiên cứu chế tạo.

Thành công của việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo dây chuyền cắt vải Bias ngang đồng bộ đã giúp giá đầu tư cho thiết bị giảm từ 20-30%, đồng thời giảm khoảng 50% chi phí nhân công thông thường cho công đoạn cắt vải phục vụ ngành sản xuất lốp ô tô. Hiện tại, Viện Nghiên cứu Cơ khí có thể cung cấp lắp đặt dây chuyền cắt vải Bias ngang đồng bộ cho các công ty sản xuất lốp ô tô trong và ngoài nước có nhu cầu.

Khánh Ngân

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội dẫn đầu về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương 2023

Hà Nội đứng đầu cả nước ở cả xếp hạng đầu ra và đầu vào đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023, nhờ dẫn đầu 14 chỉ số trong 52 chỉ số thành phần, đạt 62.86 điểm.

Phát triển xe tải hybrid sử dụng nhiên liệu tự nhiên, ít khí thải

Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI – Mỹ) đã phát triển một chiếc xe tải hạng trung chạy bằng nhiên liệu tự nhiên được trang bị hệ truyền động hybrid với mục đích giảm thiểu vấn đề về môi trường cũng như ô nhiễm không khí.

Sự “mềm mại” đến từ Robot hình người Toyota

Toyota đã phát triển một cỗ máy có thể mang vác đồ vật dựa trên chuyển động của con người. Robot Punyo có thể “ôm” các đồ vật cồng kềnh và di chuyển nhẹ nhàng, “mềm mại” tựa kết cấu của mình.

Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí của Nghiên cứu sinh Đỗ Hải Tĩnh

Sáng ngày 27/01, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Cơ khí tổ chức Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh (NCS) Đỗ Hải Tĩnh, với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ hàn plasma đến chất lượng mối hàn thép không gỉ SUS 304 dạng tấm”. PGS, TS. Nguyễn Chỉ Sáng làm Chủ tịch Hội đồng.

10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2023

10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực KHCN nằm trong các lĩnh vực: Cơ chế chính sách; khoa học xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên; khoa học ứng dụng; tôn vinh nhà khoa học; hội nhập quốc tế.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88