Khoa học Công nghệ

Tuesday 23/04/2024 00:04

Phát triển sản xuất thông minh – Cơ hội làm chủ công nghệ sản xuất tiên tiến

12/11/2021 00:11
1439 Lượt xem
TCCKVN Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức để nước ta đẩy mạnh chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sản xuất sản phẩm theo hướng “Make in Viet Nam”, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam; làm chủ các công nghệ sản xuất tiên tiến…

Nhằm tạo diễn đàn cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp sản xuất, các nhà cung cấp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để thúc đẩy chuyển đổi công nghệ, số hóa và tự động hóa quy trình sản xuất, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Công Thương, Hội tự động hóa Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề số 2 trong chuỗi sự kiện thuộc Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0 với chủ đề “Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Quang cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thực hiện Nghị quyết 23- NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tập trung vào việc  đẩy nhanh tích hợp công nghệ thông tin và tự động hoá trong sản xuất công nghiệp, nhằm tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, phát triển sản xuất các sản phẩm, thiết bị thông minh.

Dẫn một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á - Thái Bình Dương công bố tháng 11/2021, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết, công nghiệp chế biến chế tạo của các doanh nghiệp Việt Nam có 70% sử dụng máy móc, do con người điều khiển, 20% được làm thủ công, chỉ 9% sử dụng máy móc được điều khiển bằng máy vi tính và dưới 1% sử dụng công nghệ tiên tiến hơn như rô-bốt. Hơn 75% doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2/3 doanh nghiệp lớn được khảo sát hoài nghi về lợi ích kinh tế của việc đầu tư vào công nghệ mới.

Tuy nhiên, công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam là lĩnh vực thay đổi nhanh nhất, là ngành tốt nhất để đi tắt đón đầu với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế số; mạng 5G bắt đầu được triển khai thương mại hóa, cơ sở hạ tầng cốt lõi với mạng băng thông rộng tốc độ cao làm nền tảng tốt cho đẩy mạnh hoạt động sản xuất thông minh. Các doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn phát triển sản xuất thông minh trên nền tảng số hóa, kết nối với các dây chuyền tự động toàn nhà máy với thông tin xuyên suốt chuỗi giá trị, từ đặt hàng cho đến sản xuất như Thaco, Madaz, Tổ hợp sản xuất ôtô Vinfast tại Khu Kinh tế Cát Hải - Hải Phong, Nhà máy Sữa Vinamilk tại Bình Dương, giàn khoan tự nâng của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel,…

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) Đào Trọng Cường cho rằng, việc phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức để nước ta đẩy mạnh chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sản xuất sản phẩm theo hướng “Make in Viet Nam”, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam; làm chủ các công nghệ sản xuất tiên tiến, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D) trong sản xuất các thiết bị số như điện thoại thông minh, tivi thông minh, máy tính bảng...

Hơn bao giờ hết, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần được đặt trong xu thế phát triển công nghiệp toàn cầu và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển sản xuất thông minh cần gắn với quá trình tái cơ cấu lại ngành công nghiệp và nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế và khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có sự vào cuộc nhanh chóng để triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trên cơ sở cụ thể hóa các định hướng chiến lược của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ trong đồng hành cùng doanh nghiệp chủ động tham gia vào cách mạng công nghiệp 4.0, tận dụng các cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại thông qua: tuyên truyền phổ biến thông tin; hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bắt kịp CMCN 4.0 và chuyển đổi số; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế.

Tại phiên thảo luận, các diễn giả đã trao đổi những vấn đề về sản xuất thông minh trên thế giới; chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam về ứng dụng công nghệ số trong sản xuất thông minh; những kinh nghiệm trong việc thiết lập mô hình sản xuất và chuyển đổi số trong doanh nghiệp; khai thác công nghệ số trong tối ưu hóa vận hành nền sản xuất; xây dựng nhà máy thông minh trên nền tảng cũ; số hóa chuỗi cung ứng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất...

Minh Anh - Mạnh Hùng
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

Nội địa hóa dây chuyền cắt Bias ngang đồng bộ cho ngành sản xuất lốp ô tô

Với quyết tâm và sự sáng tạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) đã làm chủ thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành thành công dây chuyền cắt Bias ngang tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, giúp thay thế thiết bị lạc hậu, góp phần nâng cao năng suất và tiết kiệm nhân công vận hành sản xuất.

Hà Nội dẫn đầu về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương 2023

Hà Nội đứng đầu cả nước ở cả xếp hạng đầu ra và đầu vào đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023, nhờ dẫn đầu 14 chỉ số trong 52 chỉ số thành phần, đạt 62.86 điểm.

Phát triển xe tải hybrid sử dụng nhiên liệu tự nhiên, ít khí thải

Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI – Mỹ) đã phát triển một chiếc xe tải hạng trung chạy bằng nhiên liệu tự nhiên được trang bị hệ truyền động hybrid với mục đích giảm thiểu vấn đề về môi trường cũng như ô nhiễm không khí.

Sự “mềm mại” đến từ Robot hình người Toyota

Toyota đã phát triển một cỗ máy có thể mang vác đồ vật dựa trên chuyển động của con người. Robot Punyo có thể “ôm” các đồ vật cồng kềnh và di chuyển nhẹ nhàng, “mềm mại” tựa kết cấu của mình.

Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí của Nghiên cứu sinh Đỗ Hải Tĩnh

Sáng ngày 27/01, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Cơ khí tổ chức Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh (NCS) Đỗ Hải Tĩnh, với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ hàn plasma đến chất lượng mối hàn thép không gỉ SUS 304 dạng tấm”. PGS, TS. Nguyễn Chỉ Sáng làm Chủ tịch Hội đồng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88