Sự kiện - Vấn đề

Friday 26/04/2024 00:04

Thay đổi mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phù hợp với bối cảnh mới

04/08/2022 00:08
829 Lượt xem
TCCKVN Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần xác định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giữ vai trò nền tảng, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá, vượt lên trong một số ngành và lĩnh vực.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã nhấn mạnh điều này tại hội thảo quốc gia “Chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức mới đây.

Quang cảnh Hội thảo.

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được hơn 70 tham luận từ các bộ, ngành, địa phương và các Viện nghiên cứu, trường đại học, và sự hiện diện của 300 đại biểu từ các cấp đưa ra các đề xuất, kiến nghị về chiến lược, cơ chế, chính sách.

Tại Hội thảo, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và địa phương đã cùng thảo luận, phân tích sâu để làm rõ hơn các mối quan hệ: giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với thực hiện tăng trưởng xanh; giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với đô thị hoá…; cùng với các vấn đề quan trọng khác đang là đòi hỏi cấp thiết của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới, như: chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, tham gia chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất, quy hoạch ngành, vùng, xây dựng cụm liên kết ngành công nghiệp, xây dựng các doanh nghiệp công nghệ, công nghiệp đẳng cấp thế giới...

Theo các diễn giả tham gia hội thảo, trong hơn 35 năm lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, đảng ta luôn xác định nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là động lực, nhiệm vụ then chốt trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, cũng là chìa khoá phát triển đất nước theo hướng hiện đại, rút ngắn khoảng cách với các quốc gia. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian vừa qua còn chậm; nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chưa đạt được.

Trong lĩnh vực công nghiệp, Việt Nam đã từng bước mở cửa và trở thành một trong những nền kinh tế hội nhập nhất thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều FTA, trong đó có các FTA thế hệ mới quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và gần đây nhất là RCEP. Nhìn chung, công nghiệp Việt Nam, nhất là lĩnh vực chế biến, chế tạo đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm 2020 và đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. 

Bên cạnh kết quả đạt được thì ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước còn kém phát triển, sản xuất trong nước phụ thuộc phần lớn vào linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu nhập khẩu. Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu chủ yếu ở khâu lắp ráp, giá trị gia tăng thấp. Cụ thể, về giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến chế tạo bình quân đầu người (MVApc), MVApc của Việt Nam đạt rất thấp so với một số nước trong khu vực ASEAN. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp của UNIDO năm 2020 (CIP 2020), năm 2018, MVApc theo giá hiện hành của Việt Nam đạt 394 USD. Thứ hạng MVApc của Việt Nam ở vị trí khá thấp trong xếp hạng MVApc của thế giới. Năm 2018, Việt Nam xếp hạng 100 trong tổng số 152 quốc gia về MVApc. Điều này cho thấy công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam còn nhiều hạn chế trong năng lực cạnh tranh.

Với những hạn chế nói trên, các ý kiến tại hội thảo đều thống nhất cao mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới. Cần thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở xác lập lộ trình và bước đi cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra các đột phá phát triển và các cực tăng trưởng kinh tế.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh kết luận hội thảo

Kết luận tại hội thảo, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khẳng định: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm; đặt con người vào vị trí trung tâm, xác định rõ nhân dân là đối tượng phục vụ, thụ hưởng đồng thời khẳng định rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là sự nghiệp toàn dân, cần lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ; bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số quốc gia và đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, cần đặc biệt chú trọng đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy tự động hóa, số hóa và thông minh hóa các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ số và các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hướng tiếp cận công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới phải chú trọng nâng cao nội lực của nền kinh tế, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu cao; tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu thông qua đẩy mạnh học tập, cải tiến, làm chủ về công nghệ nhất là các công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ số, công nghệ vật liệu cơ bản; chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển lực lượng doanh nghiệp công nghiệp trong nước lớn mạnh, đổi mới thu hút FDI theo hướng có chọn lọc, chất lượng cao. Cuối cùng, phát huy tối đa nguồn lực con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trung Thành

Có thể bạn quan tâm

Ngành Công Thương Thái Nguyên nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp phấn đấu đạt mục tiêu năm 2024

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ và đạt 19,2% kế hoạch cả năm.

Thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp cơ khí, hàn cắt

Triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại lần thứ 15 (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18/5/2024, tại Cung Văn hoá Hữu Nghị, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn gồm: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.

Hải Phòng khai mạc Hội sách lần thứ 3

Ngày 19/4, tại Khuôn viên Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào Tạo, Sở Văn hóa Thể thao, Thành đoàn Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội sách Hải Phòng lần thứ 3 năm 2024.

Đồng chí Đào Duy Tùng - Nhà lãnh đạo cấp cao có tư duy đổi mới và tầm trí tuệ cao của Đảng

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng trải qua nhiều vị trí công tác, dù ở vị trí công tác nào, Đồng chí Đào Duy Tùng luôn thể hiện là một người cộng sản hết mực trung thành, tận tụy, một nhà lãnh đạo cấp cao với tư duy đổi mới và tầm trí tuệ cao, có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88