Doanh nghiệp

Monday 25/03/2024 00:03

VEAM tập trung mọi nguồn lực để đầu tư, phát triển các lĩnh vực thế mạnh và chủ chốt

15/12/2022 00:12
697 Lượt xem
Để thích ứng với xu thế hội nhập, Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp – Công ty Cổ phần đã và đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tư – phát triển các lĩnh vực được coi là thế mạnh và chủ chốt của Tổng công ty, từng bước khẳng định thương hiệu và vị trí trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.

Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam – Công ty Cổ phần (VEAM) tiền thân là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con, thuộc Bộ Công thương được thành lập ngày 12 tháng 05 năm 1990 với mục tiêu trọng tâm của ngành cơ khí Việt Nam là Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 18/01/2017, theo quyết định 4874/QĐ-BCT về việc cổ phần hoá Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, VEAM tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần. 

VEAM hiện có 27 đơn vị thành viên bao gồm các công ty con là công ty TNHH Nhà nước một thành viên, các công ty cổ phần, công ty liên kết, các chi nhánh phụ thuộc và 1 viện nghiên cứu. Các đơn vị thành viên của VEAM với trên 20.000 cán bộ công nhân viên là các công ty sản xuất và kinh doanh máy móc, phụ tùng phục vụ cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và giao thông vận tải. Trong số các đơn vị thành viên còn có 3 công ty chuyên về kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị đáp ứng các nhu cầu của VEAM và các bạn hàng khác. VEAM là đối tác Việt Nam tham gia góp vốn và thành lập các liên doanh Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Ford Việt Nam, Mekong Auto, Kumba và VEAM Korea.

Là doanh nghiệp lớn nhất về qui mô và có truyền thống lâu dài về sản xuất máy nông nghiệp tại Việt Nam, VEAM có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, các sản phẩm như: máy cày, động cơ đốt trong (xăng và diesel), máy xay xát lúa và hộp số nuôi tôm rất được thị trường nội địa ưa thích và hiện nay đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các dây chuyền sản xuất của VEAM liên tục được đầu tư và cải tiến để có thể đạt được chất lượng tốt nhất với chi phí thấp. Bên cạnh đó, với nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, VEAM đã có thể áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến từ đó giúp giảm chi phí, tăng năng suất và phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường máy nông nghiệp.

Ngay từ những năm 2000, VEAM đã tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ và cho tới nay đã gặt hái được những thành công nhất định. Hiện nay, VEAM là nhà cung cấp phụ tùng chính thức cho các liên doanh lớn tại Việt Nam như: Honda, Piaggio, Yamaha… Với năng lực hiện thời, VEAM có thể sản xuất được các chi tiết phần khung và chi tiết phần động cơ, đặc biệt có những chi tiết động cơ dạng khó như: Trục khuỷu (Crankshaft), Tay biên (Connecting Rod)… Hợp tác với các công ty lớn đã giúp VEAM nâng cao thương thiệu và đã có nhiều Công ty nước ngoài tìm đến đặt hàng như Sumitomo, Enkei, Konishi, Tshukuba...

Bên cạnh việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với xe máy, VEAM xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư sản xuất ô tô, phụ tùng và linh kiện ô tô nước ngoài liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ sản xuất phụ tùng và linh kiện ô tô cho các công ty thành viên của VEAM và xây dựng các nhà xưởng sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô cung cấp cho các công ty: Toyota, Honda, Ford ... nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa theo đúng chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp.

Những năm gần đây VEAM đã chủ động đầu tư và tự tổ chức thực hiện quản lý đầu tư các dự án lớn trong phục vụ phát triển sản xuất của mình như dự án di dời và đầu tư công nghệ mới tại Công ty Đúc VEAM (tổng vốn đầu tư 165 tỷ VNĐ), dự án nhà máy ô tô VEAM Thanh Hóa (tổng vốn đầu tư 700 tỷ VNĐ) cùng hàng chục dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của các đơn vị thành viên với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Các dự án đã được đưa vào sản xuất kịp thời, hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển vững chắc của VEAM ngày nay.

Nhà máy ô tô VEAM Thanh Hóa, công suất thiết kế 30.000 xe/năm. Đi vào sản xuất năm 2009. Dây chuyền thiết bị đồng bộ và hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.

Năm 2009, Chi nhánh Tổng công ty - Nhà máy ô tô VEAM (VEAM Motor) được xây dựng trên cơ sở thiết kế đồng bộ của nhà máy ô tô Samsung (Hàn Quốc) với công suất 33.000 xe tải/năm, chính thức đi vào hoạt động và xuất xưởng những chiếc xe đầu tiên. Đây là nhà máy lắp ráp ô tô có qui mô lớn với tiêu chuẩn quốc tế, các dây chuyền dập, sơn tĩnh điện và lắp ráp hoàn toàn đồng bộ và có tính tự động hóa cao giúp cho sản phẩm của ô tô tải của VEAM đạt được chất lượng tốt và ổn định. Cho tới nay, thương hiệu ô tô VEAM đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường, sản lượng tiêu thụ tăng đều hàng năm.

Năm 2011, Chi nhánh Tổng công ty – Nhà máy Đúc VEAM (Veam Foundry) chính thức đi vào hoạt động, được  đầu tư xây dựng thiết kế đúng tiêu chuẩn, cung cấp các sản phẩm đúc chất lượng cao cho các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty, các công ty của Nhật Bản, và Châu Âu như: Toshiba, Iseki, Juki, Sumitomo, Komori, HE v.v. Năm 2016, Nhà máy Đúc đã đưa vào hoạt động dây chuyền đúc tự động tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm Đúc. 

Nhà máy Đúc VEAM (Veam Foundry) chính thức đi vào hoạt động năm 2011.

Công ty Đúc VEAM (VF) sở hữu hệ thống làm khuôn furan của Italy với công suất 2.500 tấn/năm, hệ thống làm khuôn cát tươi của Đài Loan với công suất 1.500 tấn/năm và dây chuyền đúc khuôn cát tươi tự động được nhập khẩu từ Sinto (Nhật Bản) với công suất 8.600 tấn/năm. Để chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng (tiêu chuẩn ISO, JIS, DIN), ngoài việc tuân thủ hệ thống quản lý ISO 9001, VF đã đầu tư nhiều thiết bị đo kiểm hiện đại như: máy scan 3D, máy phân tích quang phổ, máy đo CE, máy soi tổ chức tế vi, máy đo độ cứng, máy siêu âm khuyết tật, máy kiểm tra độ bền vật liệu cùng nhiều thiết bị chuyên dùng kiểm tra hỗn hợp cát.

​Một trong những hoạt động nổi bật của Công ty mẹ VEAM trong những năm qua Công ty mẹ đã xây dựng được các chương trình hợp tác về sản xuất nội bộ, dựa trên thế mạnh của từng đơn vị thành viên, qua đó giúp các đơn vị thành viên nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh dựa trên lợi thế của từng đơn vị. Hầu hết các công ty con đều đạt kết quả khá tốt về doanh thu.

Theo báo cáo sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm của VEAM, giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tổng công ty ước đạt 1.956 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch năm; doanh thu ước đạt 2.498 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ và đạt 49% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế ước đạt 4.787 tỷ đồng, vượt 2% kế hoạch cả năm 2022 và lãi ròng đạt 4.673 tỷ đồng, vượt 4% kế hoạch cả năm 2022. Điểm sáng trong hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng công ty đó là công tác xuất nhập khẩu, với giá trị xuất khẩu đạt 24,3 triệu USD/43 triệu USD kế hoạch trong bối cảnh dịch bệnh và bất ổn về chính trị tại một số thị trường xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp.

Ngọc Mi

Có thể bạn quan tâm

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến Mỹ

Ngày 24/3, Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosan Enerbility Việt Nam (Doosan Vina), trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas (Mỹ).

CIC: Sôi nổi các hoạt động thiết thực chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

Thực hiện kế hoạch công tác, từ ngày 04/3 đến ngày 08/3/2024, Công đoàn Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng phối hợp với chính quyền tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 – 08/3/2024). Đây là dịp để cán bộ, viên chức, người lao động trong nhà trường giao lưu, gặp gỡ, trao đổi và xây dựng vững chắc tinh thần đoàn kết, học tập và trao đổi kinh nghiệm góp phần đúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

Khởi công dự án nhà máy sản xuất thiết bị y tế có mức đầu tư 200 triệu USD

Dự án nhà máy Pegavision Việt Nam tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái (tỉnh Thái Bình) có quy mô 10ha với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2028...

Vượt khó, LILAMA10 tiếp tục khẳng định bản lĩnh, thương hiệu trong nước và quốc tế

Công ty Cổ phần Lilama 10 (LILAMA 10) là đơn vị thành viên của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP (LILAMA). Trải qua năm 2023 với rất nhiều khó khăn, thách thức, LILAMA 10 tiếp tục khẳng định bản lĩnh, tiên phong của một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt thiết bị và đạt được kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khá ấn tượng.

Thái Nguyên hút thêm 454 triệu USD trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời

Trina Solar - tập đoàn lớn trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc - quyết định đầu tư thêm 454 triệu USD vào Khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88