Doanh nghiệp

Monday 08/04/2024 00:04

Công ty CP Cơ điện luyện kim Thái Nguyên ra lò mẻ Ferro Silic đầu tiên

06/12/2022 00:12
1514 Lượt xem
TCCKVN Ngày 2/12, Công ty CP Cơ điện luyện kim Thái Nguyên đã cho ra lò mẻ Ferro Silic đầu tiên tại Thái Nguyên, ghi dấu mốc lớn trong ngành luyện kim Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Qua đó, góp phần phát huy lợi thế về chế biến sâu khoáng sản, giảm xuất khẩu quặng thô, tăng giá trị sản phẩm, ngân sách địa phương và vị thế của ngành Thép Việt Nam trên thế giới.

Ferro silic được làm từ thạch anh (hay silica), vảy thép và than bán cốc (than lan), bằng cách nấu chảy trong lò nung Ferro. Mặc dù là nguyên liệu quan trọng trong ngành luyện thép nhưng hiện nay sản phẩm này chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá không ổn định và khó mua. Hằng năm, nước ta nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn Fero Silic, dịch bệnh làm cho chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước.

Từ thực tế đó, Công ty CP Cơ điện luyện kim Thái Nguyên đã thực hiện tái cơ cấu toàn diện, đầu tư mới dây chuyền công nghệ Nhà máy luyện Ferro Silic lớn nhất Việt Nam tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên. Công ty đã đầu tư trên 115 tỷ đồng xây dựng Nhà máy chế biến Ferro Silic đầu tiên tại Thái Nguyên. Với công suất thiết kế đạt 12.000 tấn/năm, có thể nói đây là nhà máy có sản lượng lớn nhất và dây chuyền sản xuất hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay, đáp ứng yêu cầu của ngành luyện kim trong nước và xuất khẩu.

 

Mẻ Ferro Silic đầu tiên ra lò là niềm mong đợi của gần 300 cán bộ, công nhân viên Công ty.

Hiện Nhà máy sử dụng thiết bị lò hồ quang kín, với hệ thống cấp nhiên liệu tự động, được kiểm soát và điều khiển bằng hệ thống máy vi tính. Đặc biệt, Nhà máy được đầu tư hệ thống xử lý môi trường với hệ thống lọc bụi hiện đại nhất cho phép xử lý triệt để khói bụi và thu hồi tối đa phế thải để tái chế, bảo đảm an toàn cho môi trường.

Ông Gou Zhanlin, chuyên gia Trung Quốc, đánh giá: Với trang thiết bị tiên tiến nhất hiện nay, lò luyện Ferro Silicon 16500KVA của Công ty CP Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên có khả năng sản xuất FeSi 72% đạt 50 tấn/ngày, FeSi 75% đạt 40 tấn/ngày. Trong đó, sản phẩm FeSi phục vụ chủ yếu cho các nhà máy luyện thép trong nước và FeSi 75% có ưu thế xuất khẩu. Thời gian vừa qua, chúng tôi vừa tiến hành sản xuất, vừa đào tạo, chuyển giao công nghệ cho công nhân Nhà máy vận hành thiết bị, thao tác sản xuất. Đến thời điểm hiện tại, cơ bản công nhân tại đây đã nắm rõ quy trình và bước đầu làm chủ công nghệ, quá trình sản xuất sản phẩm mới.

Ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Cơ điện luyện kim Thái Nguyên, cho biết: Mẻ Ferro Silic đầu tiên ra lò là niềm mong đợi của gần 300 cán bộ, công nhân viên Công ty. Bởi dây chuyền sản xuất này đã được chúng tôi ấp ủ từ năm 2019. Nhưng ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến quá trình nhập máy móc, thiết bị bị gián đoạn, kéo dài đến nay mới có thể chính thức vận hành sản xuất.

Dự kiến, trung bình mỗi tháng Công ty sản xuất và cung cấp ra thị trường trên một nghìn tấn Ferro Silic 75%. Nhà máy sản xuất Fero Silic Thái Nguyên đi vào sản xuất không những góp phần tự chủ nguyền nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép, đúc gang trong nước, mà giá thành chỉ bằng 70% so với nhập khẩu, dự kiến hằng năm nộp ngân sách địa phương hơn 100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của Nhà máy sản xuất Fero Silic Thái Nguyên là nguồn nguyên liệu đá silic phải mua tại tỉnh Phú Thọ để vận chuyển về nên không chủ động và giá thành tăng. Khắc phục vấn đề này, tỉnh Thái Nguyên cần cấp mỏ đá silic trên địa bàn tỉnh cho nhà máy hoạt động ổn định, lâu dài, góp phần giải quyết thêm việc làm, tăng thu ngân sách địa phương.  

Vũ Pi

Có thể bạn quan tâm

TKV dành gần 1.000 tỷ đồng thăm dò các mỏ Bauxít trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Để chuẩn bị cho việc triển khai các dự án sắp tới tại Đắk Nông, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã xây dựng các phương án nguồn lực về vốn đầu tư, và dành gần 1.000 tỷ đồng thăm dò các mỏ Bauxít trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đáp ứng triển khai các dự án Alumin- Nhôm trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nguồn nguyên liệu để đáp ứng triển khai các dự án.

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến Mỹ

Ngày 24/3, Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosan Enerbility Việt Nam (Doosan Vina), trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas (Mỹ).

CIC: Sôi nổi các hoạt động thiết thực chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

Thực hiện kế hoạch công tác, từ ngày 04/3 đến ngày 08/3/2024, Công đoàn Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng phối hợp với chính quyền tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 – 08/3/2024). Đây là dịp để cán bộ, viên chức, người lao động trong nhà trường giao lưu, gặp gỡ, trao đổi và xây dựng vững chắc tinh thần đoàn kết, học tập và trao đổi kinh nghiệm góp phần đúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

Khởi công dự án nhà máy sản xuất thiết bị y tế có mức đầu tư 200 triệu USD

Dự án nhà máy Pegavision Việt Nam tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái (tỉnh Thái Bình) có quy mô 10ha với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2028...

Vượt khó, LILAMA10 tiếp tục khẳng định bản lĩnh, thương hiệu trong nước và quốc tế

Công ty Cổ phần Lilama 10 (LILAMA 10) là đơn vị thành viên của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP (LILAMA). Trải qua năm 2023 với rất nhiều khó khăn, thách thức, LILAMA 10 tiếp tục khẳng định bản lĩnh, tiên phong của một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt thiết bị và đạt được kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khá ấn tượng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88