Đào tạo - Nghiên cứu

Thursday 25/04/2024 00:04

Gắn kết “5 nhà” để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

02/11/2022 00:11
938 Lượt xem
TCCKVN Tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa Nhà nước - Nhà trường – Nhà khoa học - Nhà tuyển dụng - Nhà đầu tư trong đào tạo nghề được coi là một trong những giải pháp trọng tâm ở Quảng Ninh để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Ông Vũ Quang Trực – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh: Việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo cho lao động trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.

Thực trạng thị trường lao động

Trong 5 năm qua, với phương châm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, lấy đó là thước đo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Quảng Ninh đã trở thành địa phương luôn dẫn đầu cả nước về chỉ số này. Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, những năm qua, việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo cho lao động trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh tăng từ 64,5% (năm 2015) lên 85% (năm 2021); tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 40% lên 46%. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Thực tế khảo sát và đánh giá cho thấy, trình độ tổ chức quản lý, sử dụng cán bộ quản lý khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất ch­ưa thật sự hiệu quả, còn thiếu nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có kỹ năng và tay nghề cao. Hằng năm, tỉnh Quảng Ninh cần bổ sung khoảng 30.000 - 60.000 lao động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Dự kiến đến năm 2025, tỉnh cần khoảng trên 821.000 lao động phục vụ ở các lĩnh vực như chế biến chế tạo, vận tải kho bãi, logistics, dịch vụ du lịch…

Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực của thị trường lao động trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế chuyển dịch nhân lực trên thị trường lao động trong nước và quốc tế, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng.

Xây dựng cơ chế hợp tác trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, mới đây, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Quảng Ninh đã tổ chức Hội thảo “Gắn kết 5 nhà “Nhà nước – Nhà trường – Nhà khoa học – Nhà tuyển dụng – Nhà đầu tư trong đào tạo gắn với giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện có của tỉnh, những dự báo trong tương lai; nhu cầu về thị trường lao động; công tác đào tạo nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ chế, chính sách của tỉnh trong đào tạo nghề; liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp; sự tham gia của nhà khoa học trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ đào tạo nghề nghiệp… Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện gắn kết giữa các doanh nghiệp với các sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác tuyển sinh, đào tạo, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cùng với các sở, ngành liên quan thảo luận, đưa ra những giải pháp thúc đẩy mối quan hệ “5 nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà khoa học - Nhà tuyển dụng - Nhà đầu tư trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và giải quyết việc làm sau đào tạo.

Quang cảnh Hội thảo.

Theo ông Vũ Quang Trực – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, để công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả hơn, đồng thời, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư về nguồn nhân lực có kỹ năng, tay nghề, qua đó, tạo đòn bẩy để tỉnh Quảng Ninh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững cần xây dựng và thực thi cơ chế hợp tác giữa Nhà nước, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở hài hòa lợi ích và trách nhiệm xã hội. Tiếp đó là xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất – kinh doanh và thị trường lao động theo từng vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù, lao động từ khu vực phi chính thức, lao động bị thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp. Đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động thông qua nâng cao năng lực, phát triển các quy trình, công cụ thu thập, cập nhật và tổng hợp dữ liệu, thông tin về cung, cầu đào tạo nghề nghiệp. Đẩy mạnh dự báo nhu cầu đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt các ngành nghề khoa học – kỹ thuật – công nghệ, ưu tiên cho công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai. Khai thác hiệu quả dữ liệu, thông tin thị trường lao động quốc gia kết hợp với điều tra định kỳ hoặc đột xuất về nhu cầu lao động, nhu cầu kỹ năng, nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, người sử dụng lao động và phản hồi của người tốt nghiệp phục vụ quản lý và đào tạo. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp; gắn kết đào tạo với việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra quan điểm “Phát triển giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực để tranh thủ thời cơ dân số vàng, hình thành nguồn nhân lực trực tiếp có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Trong đó, một trong những giải pháp mà chiến lược đưa ra là gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động. Trọng tâm của việc thực hiện chiến lược giáo dục nghề nghiệp bao gồm việc xây dựng và thực thi cơ chế hợp tác hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị - xã hội,...

Sự phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, cụ thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cần phải được gắn với chuyển đổi số; tăng cường nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp theo hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ với sự tham gia của người học, nhà giáo, chuyên gia, nghệ nhân, người sử dụng lao động; gắn hoạt động đào tạo với chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ….

Minh Chiến

Có thể bạn quan tâm

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long: Tự hào 64 năm xây dựng và phát triển

Là một trong những trường đại học trọng điểm của quốc gia, trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long (VLUTE) đào tạo đa ngành, đa nghề, đa hệ đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, kinh tế - xã hội; là trung tâm đánh giá kỹ năng nghề, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần đắc lực vào sự phát triển bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.

Nâng tầm Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh trở thành trường chất lượng cao năm 2025

Việc nâng tầm trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh (Bci) trở thành trường chất lượng cao đến năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, với các nghề chuyển đổi số, chuyển đổi xanh gắn với kỹ năng xanh, kỹ năng số; góp phần cho sự thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh Bắc Ninh.

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa CIC và LETCO

Nhằm tăng cường gắn kết với các trường đại học, doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, phát huy thế mạnh của cả hai bên, hướng tới mục tiêu trở thành đối tác chiến lược tin cậy, bền vững và lâu dài trong quá trình hoạt động, phát triển, ngày 26/3/2024, tại trụ sở chính Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng - CIC (Liên Phương, Phương Đông, Uông Bí, Quảng Ninh), đoàn công tác của Công ty TNHH Một thành viên Đào tạo và Cung ứng Nhân lực – HaUI (LETCO) đã có chuyến thăm và làm việc với Lãnh đạo nhà trường.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ thành lập thêm 3 trường trong năm học tới

Để chuẩn bị đủ các điều kiện tiến tới chuyển thành đại học vào năm 2025, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội dự kiến thành lập thêm 3 trường, nâng tổng số trường trực thuộc lên 5 trường.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín

Sức hấp dẫn của Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh (BCi) ngày càng thu hút đối với sự lựa chọn của các em học sinh sinh viên (HSSV), chất lượng đầu ra nguồn nhân lực được đào tạo tại BCi ngày càng có uy tín đối với các doanh nghiệp tuyển dụng, khẳng định được vai trò, kỹ năng nghề nghiệp ở các vị trí việc làm chủ chốt của doanh nghiệp.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88