Sự kiện - Vấn đề

Saturday 27/04/2024 00:04

Hải Phòng: "bến đỗ" của nhiều nhà đầu tư quy mô lớn

15/08/2022 00:08
966 Lượt xem
TCCKVN Những năm qua, thành phố Hải Phòng đã có bước phát triển vượt bậc, quy mô kinh tế thành phố không ngừng được mở rộng. Hải Phòng đã và đang trở thành "bến đỗ" của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quy mô lớn trong nước và trên thế giới.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực

Giai đoạn 2016-2020, Hải Phòng đã có những bước tiến dài trong phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Kinh tế thành phố phát triển mạnh mẽ, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 5 năm 2016- 2020 tăng 13,94%/năm, gấp 1,3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội XV đề ra. Quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng, năm 2020 đạt 276,6 nghìn tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2015, đứng thứ 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 5.863 USD, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XV đề ra (5.600 USD), gấp gần 2 lần so với năm 2015 (3.042 USD), gấp gần 2 lần của cả nước (3.000 USD).

Đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp. Công nghiệp thành phố phát triển cả về quy mô, chất lượng và tốc độ. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2020 đạt 86.482 tỷ đồng, gấp 2,57 lần so với năm 2015, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 20,8%/năm, gấp 1,78 lần giai đoạn 2011-2015. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP tăng từ 25,12%, năm 2015 lên 39,15% năm 2020. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo tăng nhanh từ 16,4% năm 2015 lên 45,5% năm 2020.

Năm 2021 vừa qua, mặc dù bị ảnh hưởng chung bởi dịch COVID-19, nhưng Hải Phòng đã vươn lên là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục với các chỉ số như GRDP, tổng thu ngân sách nhà nước, sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư… Cụ thể, GRDP của thành phố năm 2021 đạt 12,38%, đứng đầu cả nước, gấp 4,79 lần so với bình quân chung của cả nước; Tổng thu ngân sách đạt trên 95.680 tỉ đồng, tăng trên 13,3% so với năm 2020, vượt trên 24% so với dự toán Trung ương giao; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 18% so với năm 2020, gấp 4 lần bình quân chung cả nước.

Với việc tập trung cao độ, 6 tháng đầu năm 2022, tuy chịu ảnh hưởng di chứng của dịch bệnh, nhưng mức tăng trưởng GRDP của thành phố vẫn đạt 11,1%, dẫn đầu cả nước; thu ngân sách đạt gần 54 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 13,1 tỷ USD, tăng 9,12% so cùng kỳ năm 2021,... Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Chỉ số phát triển sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của thành phố Hải Phòng trong 6 tháng đầu năm tăng 11,84% so với cùng kì năm trước.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, công nghiệp thành phố Hải Phòng trong nhiều năm qua không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng, từng bước đưa Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp hiện đại, một trong những trung tâm công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao của cả nước. Trên địa bàn thành phố đã xuất hiện nhiều ngành, nghề, lĩnh vực mới trong nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh của thành phố và các doanh nghiệp trên địa bàn được cải thiện, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi sản xuất trong nước, một số ngành có đóng góp tích cực, giữ vai trò đầu tàu trong cả nước và toàn vùng.

"Bến đỗ" của nhiều nhà đầu tư

Với vị trí là một trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của cả nước, Hải Phòng luôn khẳng định vị thế là địa phương phát triển năng động, hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020 đạt 564 nghìn tỷ đồng, cao gấp 1,28 lần chỉ tiêu Đại hội XV đề ra và gấp 3 lần giai đoạn 2011-2015. Cơ cấu vốn đầu tư chuyển mạnh theo hướng xã hội hóa. Trong đó, vốn khu vực ngoài Nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt trên 500 nghìn tỷ đồng, gấp 3,67 lần so với nhiệm kỳ trước. Vốn đăng ký FDI đạt 9,41 tỷ USD, gấp 1,23 lần giai đoạn trước.

Giai đoạn 2016-2020, có 89,7% vốn FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp thành phố, trong đó có 89,5% vốn FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, với nhiều dự án trên dưới 1 tỷ USD của nhiều nhà đầu tư lớn.

Cùng với đó, các dự án đầu tư trong nước cũng khẳng định sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp truyền thống như: Đóng tàu, sản xuất xi măng, sản xuất phôi thép, thép cán, kết cấu thép; sản xuất và phân phối điện; sản xuất da giày, dệt may; sản xuất, lắp ráp ô tô; gia công lắp ráp linh phụ kiện... Năm 2017 Tập đoàn Vingroup đầu tư và hoàn thành Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast tổng vốn đầu tư trên 03 tỷ USD. Sau hơn một năm triển khai đầu tư xây dựng, tháng 11/2018 Nhà máy sản xuất xe máy điện đã chính thức đi vào hoạt động. Tạo sự chuyển biến cơ bản trong tái cấu trúc lại ngành công nghiệp thành phố, khẳng định Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.

KCN DEEP C là một trong các khu công nghiệp có những đóng góp quan trọng trong thu hút vốn FDI vào Hải Phòng.

Hải Phòng đã và đang trở thành "bến đỗ" của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quy mô lớn trong nước và trên thế giới. Chỉ tính riêng năm 2021, thành phố đã thu hút được 29 dự án FDI. Nhiều dự án lớn đã được trao giấy chứng nhận đầu tư và triển khai tích cực như: các bến số 5, 6 Cảng nước sâu Lạch Huyện; Khu phi thuế quan-logistics và công nghiệp Lạch Huyện; Khu công nghiệp Tiên Thanh,... góp phần thu hút FDI đạt trên 3,1 tỉ đô la Mỹ, gấp gần 2 lần so với năm 2020; Sản lượng hàng hóa qua cảng đạt trên 150 triệu tấn, tăng trên 7% so với năm 2020…

Ba giải pháp đột phá

Thành phố Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại là trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm du lịch quốc tế. Phấn đấu đến năm 2025: Tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước đạt khoảng 6,4%; tỷ trọng đóng góp vào GDP Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 23,7%; tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 tối thiểu đạt 14%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 274 triệu đồng (giá hiện hành).

Đến năm 2030: Tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước đạt 8,2%; đóng góp vào GDP Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 28,3%; tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2026 - 2030 tối thiểu đạt 14%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 567 triệu đồng (giá hiện hành).

Thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, thành phố đã xác định 03 giải pháp đột phá: 1) Xây dựng, phát triển, hiện đại hóa đô thị Hải Phòng mang bản sắc đặc trưng riêng của thành phố Cảng biển; Tập trung cao cho công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; Đẩy nhanh tốc độ phát triển, mở rộng không gian đô thị về 3 hướng đột phá; 2) Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, triển khai quyết liệt các thủ tục đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng, sẵn sàng các điều kiện để thu hút làn sóng đầu tư mới, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường để Hải Phòng trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của đất nước. 3) Phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước với trọng tâm là phát triển hạ tầng du lịch, nhất là các dự án du lịch, trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng cao cấp, tầm cỡ quốc tế; hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố gắn với biển đảo, các di tích lịch sử, văn hóa.

Lương Tiến

Có thể bạn quan tâm

Hải Phòng sẽ bắn pháo hoa liền 10 tháng

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, vừa đồng ý với đề nghị của UBND thành phố Hải Phòng về việc tổ chức một điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp (số lượng: 90 giàn/lần bắn), thời lượng không quá 15 phút vào lúc 21 giờ 00 phút các ngày từ thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần kéo dài liền 10 tháng (từ 27/4/2024 đến 01/01/2025), địa điểm diễn ra sự kiện tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Ngành Công Thương Thái Nguyên nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp phấn đấu đạt mục tiêu năm 2024

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ và đạt 19,2% kế hoạch cả năm.

Thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp cơ khí, hàn cắt

Triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại lần thứ 15 (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18/5/2024, tại Cung Văn hoá Hữu Nghị, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn gồm: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.

Hải Phòng khai mạc Hội sách lần thứ 3

Ngày 19/4, tại Khuôn viên Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào Tạo, Sở Văn hóa Thể thao, Thành đoàn Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội sách Hải Phòng lần thứ 3 năm 2024.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88