Sự kiện - Vấn đề

Saturday 27/04/2024 00:04

Nâng cao chất lượng sản phẩm để xâm nhập chuỗi cung ứng

18/08/2022 00:08
871 Lượt xem
TCCKVN Để tham gia được vào chuỗi cung ứng linh kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết được hạn chế về sự thiếu đồng đều trong chất lượng sản phẩm.

Với lợi thế công nghệ cao và nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp Nhật Bản có thể hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp hỗ trợ và xâm nhập được vào chuỗi cung ứng sản phẩm linh kiện của Nhật Bản cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khảo sát của Jetro cho thấy, 55,3% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam mong muốn mở rộng kinh doanh, cao nhất khu vực ASEAN. Nhưng dịch bệnh cũng cho nhà đầu tư Nhật Bản thấy rằng không thể phụ thuộc vào một quốc gia riêng biệt mà cần xây dựng một chuỗi cung ứng có thể giúp nền kinh tế nhanh chóng hồi phục hơn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã là điểm đến nhận được nhiều quan tâm.

55,3% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam mong muốn mở rộng kinh doanh.

So với các nước khác trong khu vực, Việt Nam có số dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản được lựa chọn hỗ trợ nhiều nhất, nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Ông Nobuyuki Matsumoto, Trưởng đại diện Jetro tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 2021, Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản đã thực hiện chính sách viện trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại nước ngoài. Qua 5 đợt tuyển chọn dự án viện trợ, có 103 dự án được chọn ở các nước, trong đó Việt Nam có 41 dự án, Thái Lan có 25 dự án, Malaysia và Indonesia cùng có 12 dự án.

Tuy vậy, vẫn có một số vấn đề được quan tâm như chất lượng thu mua và thiếu sót về năng lực kỹ thuật. Nhiều công ty trả lời không thể thu mua được nguyên liệu hoặc linh kiện nội địa Việt Nam. Trừ ngành thực phẩm, tất cả các ngành đều có tỉ lệ thu mua nội địa dưới 50%, chỉ tăng trưởng nhẹ, trái ngược so với nhiều quốc gia, khu vực có tỉ lệ giảm trong bối cảnh.

Biểu hiện rõ nhất là thường doanh nghiệp Việt Nam nhìn vào mẫu linh kiện thì sẽ khẳng định ngay họ hoàn toàn có thể làm được. Tuy nhiên, khi cho làm thử, doanh nghiệp Việt Nam có thể làm 100 chiếc thì chỉ có 10 linh kiện đạt yêu cầu, 90 chiếc còn lại thì không. Điều này cho thấy, dù làm được nhưng sự ổn định trong chất lượng của các sản phẩm lại chưa có. Trong khi với ngành công nghiệp phụ trợ, tỉ lệ sai sót cho phép luôn rất thấp. Đại diện Jetro tại TP. Hồ Chí Minh khẳng định.

Mặc dù, nhiều linh kiện sản phẩm, thành phẩm và bán thành phẩm của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhiều quốc gia trên thế giới; trong đó có Nhật Bản. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp Nhật Bản vẫn hạn chế. 

Kết quả khảo sát của Jetro cho thấy, ngành sản xuất vẫn sẽ là lĩnh vực ưu tiên đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Song, muốn hoạt động hiệu quả tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật phải có những đối tác nội địa vững chãi.

Doanh nghiệp Việt mặc dù đã hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu nhưng chủ yếu gia công lắp ráp. Thống kê của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng 9% doanh nghiệp Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng chỉ cung ứng các sản phẩm đơn giản, giá trị gia tăng thấp.

Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh cũng chỉ ra, điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam là thiếu tính ổn định: sản phẩm ban đầu chất lượng tốt nhưng càng về sau càng "thả nổi", không đồng bộ. 

Ông Akutsu Michio - Chuyên gia Hiệp hội Cố vấn thương mại Nhật Bản - cho rằng, năng suất lao động của lao động địa phương tại Việt Nam còn thấp. Theo báo cáo của Jetro, tỷ lệ chất lượng lao động chỉ đạt 14,4%. Mặt khác, nhân tài có trình độ kỹ thuật cao của Việt Nam đã bị thu hút bởi doanh nghiệp FDI và ra nước ngoài làm việc dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực tốt. Tiếp đó, năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, việc tiếp cận nguồn vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp cũng gặp khó trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu giá thành cạnh tranh và thiếu thông tin từ các nhà cung cấp nước ngoài.

Để các nhà cung cấp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cần phải giải quyết được câu chuyện ổn định trong chất lượng linh kiện, khuôn mẫu, hạn chế về sự thiếu đồng đều trong chất lượng sản phẩm.

Theo ông Nobuyuki Matsumoto, đây không chỉ thể hiện sự ổn định về chất lượng mà còn sự chuyên nghiệp và mong muốn hợp tác lâu dài. Các doanh nghiệp Nhật Bản có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khắc phục bằng các kỹ thuật, chuẩn hóa và nâng cao quy trình sản xuất. Nhưng để tận dụng cơ hội đầu tư và mở rộng nhà máy tại Việt Nam của các tập đoàn quốc tế, tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Việt Nam cần nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng việc cập nhật máy móc, công nghệ mới, tăng năng suất, giảm tiêu hao, nâng cao trình độ nhân lực, cũng như liên kết hợp tác tốt hơn theo chuỗi.

Ông Nguyễn Văn Đức - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Cơ khí công nghệ cao SIBA (SIBA Group) cũng cho rằng, để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tối ưu quy trình vận hành, áp dụng công nghệ hiện đại và hệ thống quản trị thông minh vào sản xuất. Đầu tư dây chuyền sản xuất và tối ưu quy trình vận hành để nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của thị trường, chinh phục sự hài lòng của khách hàng một cách tuyệt đối.

Mới đây, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cũng đã nhấn mạnh, để doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động ổn định tại Việt Nam thì công nghiệp phụ trợ của Việt Nam là yếu tố then chốt. Tiếp theo, Nhật Bản và Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội trên nhiều lĩnh vực thông qua chuyển đổi số. Và thứ ba là đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Văn Sơn

Có thể bạn quan tâm

Hải Phòng sẽ bắn pháo hoa liền 10 tháng

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, vừa đồng ý với đề nghị của UBND thành phố Hải Phòng về việc tổ chức một điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp (số lượng: 90 giàn/lần bắn), thời lượng không quá 15 phút vào lúc 21 giờ 00 phút các ngày từ thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần kéo dài liền 10 tháng (từ 27/4/2024 đến 01/01/2025), địa điểm diễn ra sự kiện tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Ngành Công Thương Thái Nguyên nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp phấn đấu đạt mục tiêu năm 2024

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ và đạt 19,2% kế hoạch cả năm.

Thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp cơ khí, hàn cắt

Triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại lần thứ 15 (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18/5/2024, tại Cung Văn hoá Hữu Nghị, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn gồm: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.

Hải Phòng khai mạc Hội sách lần thứ 3

Ngày 19/4, tại Khuôn viên Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào Tạo, Sở Văn hóa Thể thao, Thành đoàn Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội sách Hải Phòng lần thứ 3 năm 2024.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88