Sự kiện - Vấn đề

Saturday 27/04/2024 00:04

Nâng cao hiệu quả điều tra vụ án tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

03/02/2022 00:02
547 Lượt xem
Tóm tắt: Lạng Sơn là một tỉnh giáp biên với Trung Quốc, do đó tình hình tội phạm môi giới, tổ chức cho người nhập cảnh Việt Nam trái phép hết sức phức tạp trong thời gian gần đây. Công an tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành đồng bộ các mặt công tác nhằm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm này. Công tác điều tra đạt được những kết quả tích cực nhưng vẫn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế. Nhận định trong thời gian tới, tội phạm môi giới, tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép vẫn còn tiếp diễn với các hình thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, vì vậy, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế, tiến tới xóa bỏ loại tội phạm trên.

Từ khóa: tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh, nhập cảnh trái phép, điều tra, Lạng Sơn.

Mở đầu

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc, giáp các tỉnh Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn…, của nước ta và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Lạng Sơn có khoảng 253 km đường biên giới với Trung Quốc trải dài 21 xã, thị trấn thuộc 05 huyện giáp biên. Với ưu thế có 02 cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, 02 cửa khẩu quốc gia là Chi Ma, Bình Nghi và 07 cặp chợ biên giới, Lạng Sơn đã trở thành một trong những địa phương phát triển mạnh về thương mại, du lịch. Kể từ năm 1991 khi quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Trung Quốc được bình thường hóa thì hoạt động xuất, nhập cảnh của hai nước được mở rộng, nhu cầu đi lại thăm thân, du lịch, buôn bán ngày càng gia tăng. Đây chính là một trong những lợi thế để Lạng Sơn phát triển mạnh nền kinh tế địa phương.

Lái xe (người Việt Nam) chở 04 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị bắt giữ.

Tình hình nhập cảnh trái phép diễn biến phức tạp

Tuy là địa phương có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu buôn bán, du lịch nhưng do có tuyến đường biên giới dài, nhiều đường mòn, đường tắt nên Lạng Sơn cũng là nơi phát sinh nhiều tội phạm hình sự như: mua bán phụ nữ và trẻ em, mua bán trái phép chất ma túy, vận chuyển tiền giả, buôn lậu....trong đó nổi lên là tội phạm tổ chức, môi giới cho phép người khác nhập cảnh trái phép.

Thời gian qua, tại các tuyến biên giới, đặc biệt là biên giới Việt-Trung, tình hình nhập cảnh trái phép luôn là vấn đề nan giải từ trước tới nay, khó có thể giải quyết dứt điểm. Các cá nhân, tổ chức đã lợi dụng địa hình, địa vật hiểm trở, nhiều núi cao, sườn dốc, sông, suối,... và sự quản lý còn lỏng lẻo của lực lượng chức năng để tự do dẫn công dân Việt Nam và người nước ngoài nhập cảnh trái phép. Đặc biệt gần đây, tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến rất phức tạp, cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc đều có những biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, trong đó có việc đóng cửa hoặc hạn chế việc đi lại của công dân hai nước qua các cửa khẩu. Điều này làm cho tình hình nhập cảnh trái phép thêm nhiều diễn biến phức tạp, tội phạm môi giới, tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép gia tăng về số vụ và số đối tượng tại các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh,...

Tại Lạng Sơn, các đối tượng thường tổ chức hoạt động theo các nhóm nhỏ từ 5 đến 10 người, lợi dụng lúc trời tối hoặc thời tiết xấu để đi theo các đường mòn nằm ở xa các Đồn Biên phòng tỉnh Lạng Sơn để xâm nhập vào Việt Nam, thông qua đường tiểu ngạch để tiến hành nhập cảnh trái phép. Sau khi nhập cảnh thành công, chúng tiếp tục di chuyển bằng ô tô để tiến vào sâu trong tỉnh Lạng Sơn. Tại đây, chúng thường lựa chọn những nhà trọ, khách sạn tại những nơi hẻo lánh, xa khu dân cư để thuê phòng ở lại một thời gian hoặc tiếp tục di chuyển sang các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hà Nội để lẩn trốn sự truy quét của lực lượng chức năng. Những người Việt Nam sau khi tiến hành nhập cảnh trái phép thành công thường sẽ tách đoàn. Còn với những đối tượng là người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, do bất đồng về ngôn ngữ nên chúng thường tiếp tục đi cùng nhau thành nhóm và người Việt đi cùng để hỗ trợ việc di chuyển, đặt phòng,...Tính từ năm 2016 đến tháng 6-2022, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành thụ lí điều tra 44 vụ, với 110 bị can về tội tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép [1].

Hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn hành vi nhập cảnh trái phép

Công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm trên luôn được Công an tỉnh Lạng Sơn chú trọng thực hiện. Trước tác động của dịch bệnh Covid-19 làm cho tình hình tội phạm môi giới, tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép diễn biến hết sức phức tạp, tăng cả về số vụ, số bị can, đa dạng cả về phương thức, thủ đoạn hoạt động. Thực tế đó đưa đến nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng trong phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này nói riêng và việc đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung.

Thời gian qua, Công an tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức có hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn hành vi nhập cảnh trái phép qua tuyến biên giới Việt - Trung; phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn trong việc tuần tra, phát hiện, bắt giữ những trường hợp nhập cảnh, tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép. Qua đó, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành khởi tố, xử lý hàng chục đối tượng người Việt và người nước ngoài, tiến hành trao trả hàng chục người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Những kết quả đó góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Có được kết quả đó là do sự vào cuộc quyết liệt của Công an tỉnh Lạng Sơn, các đơn vị nghiệp vụ thường xuyên kiểm tra các khu vực phức tạp về dân cư trong địa phương, những nơi hẻo lánh có đường mòn qua khu vực biên giới; sự chỉ đạo, quán xuyến thường xuyên, liên tục từ các cấp lãnh đạo; sự hợp tác chặt chẽ giữa Cơ quan Công an và các lực lượng khác, đặc biệt là các Đồn Biên phòng tại tỉnh Lạng Sơn; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia tố giác các trường hợp nhập cảnh, môi giới, tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc,...

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra tội phạm

Mặc dù, các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tình trạng người nhập cảnh trái phép. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách triệt để, lượng người nhập cảnh trái phép trong thời gian tới sẽ còn tiếp diễn, chúng sẽ tiếp tục thay đổi phương thức thủ đoạn, hoạt động tinh vi, xảo quyệt hơn.

Để công tác điều tra tội phạm này đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới, chúng tôi trao đổi một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân

Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Bắc, có thành phần dân cư phức tạp, chủ yếu là người dân tộc thiểu số (chiếm trên 80%). Trình độ học vấn, am hiểu pháp luật của người dân nhìn chung còn khá thấp so với cả nước, dễ nảy sinh các hành vi vi phạm pháp luật. Các đối tượng xấu thường xuyên dụ dỗ, lừa phỉnh những người kém hiểu biết tham gia tiếp tay vào hoạt động môi giới, tổ chức cho người khác nhập cảnh trái pháp luật. Vì vậy, nâng cao nhận thức, tư tưởng cho người dân là giải pháp tiên quyết giúp giải quyết gốc rễ tội phạm môi giới, tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép nói riêng, các vấn đề về an ninh trật tự nói chung. Công tác giáo dục, tuyên truyền cần giúp người dân hiểu rõ những tác động xấu của hành vi xuất nhập cảnh trái phép gây ra trong thời gian qua như: mất an ninh trật tự, lây lan dịch Covid 19...; nắm được âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội; khung hình phạt mà pháp luật tố tụng hình sự quy định đối với loại tội phạm này.

Để thực hiện có hiệu quả yêu cầu đó, Công an tỉnh Lạng Sơn cần tham mưu, phối hợp với các cơ quan khác trong việc triển khai đồng bộ các hình thức tuyên truyền, giáo dục: phương tiện thông tin đại chúng (truyền thanh, truyền hình, báo chí, internet,...); các buổi hội nghị để gặp gỡ, tiếp xúc với bà con dân tộc thiểu số; tranh thủ tiếng nói của người có uy tín trong xã hội. Trong đấu tranh, xử lý đối với các đối tượng phạm tội tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép, cơ quan Công an cần giáo dục, cảm hóa đối tượng, không để đối tượng tái phạm tội.

Hai là, nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ cho cán bộ làm công tác điều tra tội phạm

Hiệu quả công tác điều tra phụ thuộc trực tiếp vào khả năng, phẩm chất của Điều tra viên, Cán bộ điều tra thụ lý vụ án. Thời gian qua, cán bộ trực tiếp làm công tác này của Công an tỉnh Lạng Sơn được bổ sung cả về số lượng và nâng cao trình độ. Tuy nhiên, so với yêu cầu công tác thì lực lượng này vẫn còn yếu và thiếu cả về số lượng và trình độ. Nhiều cán bộ làm công tác điều tra do hạn chế trong nhận thức pháp luật, ngoại ngữ đã gặp khó khăn trong công tác xử lý vụ án. Do đó, các cấp cần tăng cường công tác đào, bồi dưỡng trình độ cho cán bộ; chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này. Cán bộ làm công tác điều tra cũng cần phải có tinh thần tự giác nâng cao trình độ, ham học hỏi, chấp nhận cái sai, không bảo thủ, ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

Ba là, nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp công tác Công an

Tình hình hoạt động nhập cảnh ngày càng có nhiều chuyển biến, bên cạnh những cơ hội và thuận lợi là nguy cơ, thách thức, khó khăn xen lẫn, ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động nhập cảnh. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ được giao, quán triệt chỉ đạo của Bộ Công an, chủ yếu là lực lượng Công an trực tiếp quản lí, điều tra các vụ án liên quan đến hoạt động nhập cảnh cần nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp công tác công an, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều tra vụ án, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Chủ động triển khai các biện pháp công tác công an, phương án phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy ra. Không ngừng hoàn thiện, đổi mới các biện pháp sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tình hình hiện tại. Thường xuyên nắm bắt, nhận thức sâu sắc những diễn biến tình hình, dự báo đúng, chính xác những nguy cơ, thách thức mới đặt ra, lường trước những tình huống phức tạp có thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau.

Bốn là, tăng cường mối quan hệ với các lực lượng liên quan

 Nhiệm vụ hàng đầu của lực lượng vũ trang là bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, trong đó có quản lí hoạt động nhập cảnh. Nhiệm vụ này cần sự đồng sức đồng lòng, phối hợp của các bộ ban ngành, góp phần ngăn chặn triệt để hoạt động nhập cảnh trái phép. Cơ quan điều tra cần tăng cường phối hợp với lực lượng trinh sát như trinh sát ngoại tuyến, trinh sát kỹ thuật phát hiện, thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình điều tra. Trước hết, trong phối hợp với lực lượng trinh sát ngoại tuyến để cung cấp tên, tuổi, ảnh, địa chỉ đối tượng, giám sát và theo dõi các thông tin cần thiết khác về đối tượng, yêu cầu cần đạt được trong quá trình ngoại tuyến. Đồng thời, phối hợp với trinh sát kỹ thuật để thu thập tài liệu, kịp thời phát hiện các quan hệ và các thông tin trao đổi của các đối tượng phạm tội, xác định nơi lẩn trốn cũng như những phương thức, thủ đoạn của tội phạm; phát hiện, thu thập tài liệu về các đối tượng đang tiến hành điều tra. Bên cạnh đó, cần tăng cường mối quan hệ với Viện Kiểm sát nhân dân, trước khi khởi tố vụ án (như trao đổi thông tin, xin ý kiến khởi tố vụ án) và trong quá trình điều tra: phối hợp trong vấn đề phê chuẩn khởi tố bị can, như quy định các tài liệu có trong hồ sơ, cách thức chuyển hồ sơ, thời gian chuyển hồ sơ; phối hợp trong việc thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát như hỏi cung, lấy lời khai theo đúng quy định của pháp luật.

Cơ quan điều tra cũng cần tăng cường hơn nữa quan hệ với Bộ đội biên phòng, tăng cường phối hợp trong thực hiện các đề án, phương án, chuyên án và kế hoạch nghiệp vụ tại các hướng, địa bàn trọng điểm, xây dựng đề án bảo đảm an ninh, trật tự. Chú trọng công tác hiệp đồng, phối hợp luyện tập, diễn tập xử lý các tình huống; đồng thời, tăng cường phối hợp sơ, tổng kết, nhất là trong thực hiện các quy chế phối hợp. Hiện nay, nhiều quy chế phối hợp giữa Bộ đội biên phòng và các lực lượng Công an nhân dân đã được ký kết và triển khai nhiều năm không còn phù hợp, do đó, cần phối hợp chặt chẽ để tổ chức tổng kết nghiêm túc. Qua đó, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, bổ sung những nội dung, yêu cầu nhiệm vụ mới phù hợp với sự phát triển của mỗi lực lượng và yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, xử lí vi phạm

Xác định công tác kiểm tra, xử lí vi phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với công tác quản lí hoạt động nhập cảnh. Vì vậy, cán bộ Công an cần phải thường xuyên, tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động nhập cảnh. Cụ thể, cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra luôn phải chủ động triển khai thường xuyên, hoặc đột xuất, bất ngờ, với tinh thần không thông báo trước. Xử lí nghiêm, đúng pháp luật những trường hợp vi phạm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động nhập cảnh.

Sáu là, chủ động hợp tác quốc tế trong điều tra các vụ án

Tại Lạng Sơn, công tác đấu tranh chống loại tội phạm này có liên quan mật thiết với nước bạn giáp biên giới, đó là Trung Quốc. Các đối tượng của vụ án thường xuyên qua lại giữa biên giới hai nước. Các đối tượng Việt Nam thường móc nối với các đối tượng Trung Quốc trong vai trò vừa là khách hàng, vừa là trung gian môi giới tìm kiếm người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Để giải quyết loại tội phạm này cần có sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Từ đó, đòi hỏi phải có sự tham gia, hợp tác của các quốc gia trên thế giới, góp phần ngăn chặn tình trạng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Công an tỉnh Lạng Sơn cần làm tốt công tác nghiên cứu tình hình để thực hiện tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, duy trì tốt cơ chế trao đổi thông tin, gặp gỡ, hội đàm định kỳ, duy trì và vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp đối ngoại như: Thông báo, gửi thư, trực tiếp gặp gỡ trao đổi tình hình,…

          Trên đây là một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều tra vụ án tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép do Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn tiến hành. Để công tác này đạt hiệu quả, cần linh hoạt vận dụng các giải pháp nêu trên phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của tỉnh Lạng Sơn.

                                                                DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Công an tỉnh Lạng Sơn: Báo cáo kết thúc điều tra vụ án tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép do cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn tiến hành từ năm 2016 đến 2021.
  2. Công an tỉnh Lạng Sơn: Bản kết luận điều tra vụ án tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép do cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn tiến hành từ năm 2016 đến 2021.
  3. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, (2017), Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  4. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2017), Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

ThS. Tạ Quang Quyết - Nông Đức Phong

                                                   Học viện An ninh nhân dân - Bộ Công an

Có thể bạn quan tâm

Hải Phòng sẽ bắn pháo hoa liền 10 tháng

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, vừa đồng ý với đề nghị của UBND thành phố Hải Phòng về việc tổ chức một điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp (số lượng: 90 giàn/lần bắn), thời lượng không quá 15 phút vào lúc 21 giờ 00 phút các ngày từ thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần kéo dài liền 10 tháng (từ 27/4/2024 đến 01/01/2025), địa điểm diễn ra sự kiện tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Ngành Công Thương Thái Nguyên nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp phấn đấu đạt mục tiêu năm 2024

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ và đạt 19,2% kế hoạch cả năm.

Thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp cơ khí, hàn cắt

Triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại lần thứ 15 (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18/5/2024, tại Cung Văn hoá Hữu Nghị, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn gồm: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.

Hải Phòng khai mạc Hội sách lần thứ 3

Ngày 19/4, tại Khuôn viên Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào Tạo, Sở Văn hóa Thể thao, Thành đoàn Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội sách Hải Phòng lần thứ 3 năm 2024.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88