Chuyển động Cơ khí

Thursday 23/03/2023 00:03

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ tạo động lực cho ngành công nghiệp ô tô phát triển

10/03/2023 00:03
609 Lượt xem
TCCKVN Công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ôtô Việt Nam có nhiều dư địa phát triển vì không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng tới thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô sản xuất trong nước vẫn còn rất thấp, chi phí sản xuất ôtô tại Việt Nam còn cao hơn các nước khác trong khu vực.

80% linh kiện sản xuất phải nhập khẩu

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, chưa tạo được sự hợp tác, liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện chỉ mới tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô, còn phụ thuộc lớn vào sự phân công của các tập đoàn ô tô toàn cầu; chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, cả nước hiện có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô. Trong đó, có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô...

Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra, đồng thời thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Các doanh nghiệp đang tập trung phát triển những sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa…, tổng cộng 287 chi tiết, cụm chi tiết, đạt tỷ lệ khoảng 20%. 80% còn lại, trong đó có các chi tiết, linh kiện chính của ô tô về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn, hệ thống điện tử trên xe, đặc biệt là chip bán dẫn, Việt Nam đang phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài.

Tình trạng nhập khẩu phần lớn linh kiện đã khiến chi phí sản xuất lắp ráp xe trong nước cao hơn từ 10 – 20% và giá bán xe cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.

Chi phí sản xuất lắp ráp xe trong nước cao hơn từ 10 – 20%.

Tạo động lực cho ngành công nghiệp ô tô phát triển

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là chìa khoá để thị trường Việt Nam mở rộng cánh cửa phát triển và cạnh tranh trực tiếp với xe hơi nhập khẩu từ các nước trên thế giới. Để ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước có cơ hội phát triển, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thời gian qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành những đầu kéo.

Các chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo động lực, tiền đề cho ngành công nghiệp ô tô phát triển đúng tầm và đúng tiềm lực. Khi công nghiệp phụ trợ phát triển sẽ tạo ra sự lan tỏa lớn, thúc đẩy hàng loạt lĩnh vực khác phát triển theo. Thêm vào đó, chính sách phát triển công nghiệp ô tô phải ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn để tạo ra dung lượng thị trường đủ lớn.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp đầu chuỗi như Thaco, Vinfast có vai trò quan trọng giúp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô phát triển. Bởi lẽ, đây là cơ hội để các đơn vị cung ứng linh kiện thứ cấp có điều kiện giao lưu, nghiên cứu, nâng cao tay nghề, chất lượng sản phẩm.

Đại diện Công ty Toyota Việt Nam (TMV) nhận định, ngành sản xuất linh kiện tại Việt Nam có lợi thế là chất lượng tốt, chi phí nhân công thấp, tiết kiệm chi phí với với linh kiện nhập khẩu. Mặc dù vậy, vẫn còn những điểm bất lợi cần được khắc phục như: quy mô sản xuất nhỏ, công nghiệp nguyên vật liệu (thép, nhựa) chưa thực sự nổi trội, trình độ kỹ thuật nhân công còn thấp và thiếu kinh nghiệm quản trị.

“Nỗ lực của TMV trong những năm qua đó là tăng cường nội địa hóa bằng việc “cùng làm việc với nhà cung cấp” để từng bước phát triển năng lực của họ tại Việt Nam. Điều này thể hiện bằng việc chúng tôi tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng, sau đó hỗ trợ đào tạo theo Phương thức Toyota và hỗ trợ trong khâu quản lý sản xuất”, ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban Kế hoạch Kinh doanh, Công ty Toyota Ô tô Việt Nam cho biết.

Hiện Toyota Việt Nam đã phối hợp với Cục Công nghiệp triển khai Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Dự án này được triển khai với mục tiêu hỗ trợ xây dựng năng lực cho một số doanh nghiệp trong nước (chưa nằm trong hệ thống nhà cung cấp của Toyota) thông qua hoạt động kết nối, đào tạo và phát triển năng lực, cải tiến hiệu quả quy trình sản xuất.

Từ năm 2018, Toyota Việt Nam đã thành lập bộ phận chức năng chuyên trách, đào tạo, phát triển nhân sự và quản lý sản xuất cho nhà cung cấp trong hệ thống của họ. Hoạt động này đã giúp Toyota Việt Nam nâng cao đáng kể số lượng doanh nghiệp thuần Việt trong hệ thống nhà cung cấp thuần Việt của mình.

Ngoài ra, ngành công nghiệp ô tô cũng cần những chính sách đủ mạnh để giải quyết các vấn đề như chi phí đầu tư lớn trong khi sản lượng nhỏ và chưa có công nghiệp vật liệu chất lượng cao… để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách chi phí, mở rộng được mạng lưới linh kiện nội địa, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trong tương lai.

Văn Sơn

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội kỳ vọng thu hút nhiều nhà đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không

Hà Nội kỳ vọng phát triển ngành công nghiệp hàng không của Thủ đô, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm quốc tế lần thứ 19 về công nghiệp ô tô, xe máy và công nghiệp hỗ trợ: Chuyển mình bứt phá

Triển lãm quốc tế lần thứ 19 về ngành công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ (Autotech & Accessories 2023) sẽ diễn ra từ 18 - 21/5 tại Tp Hồ Chí Minh với chủ đề “Chuyển mình bứt phá”.

Xu hướng phát triển ngành cơ khí trong thời kỳ 4.0

Cơ khí là ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đặc biệt, những năm gần đây ngành cơ khí thế giới đang có xu hướng đổi mới, tập trung vào 5 vấn đề chính nhằm bắt kịp với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Năng lực sản xuất linh kiện cơ khí của Việt Nam

Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ngành cơ khí trong nước có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như: Khuôn mẫu các loại, linh kiện cơ khí, dây cáp điện, linh kiện nhựa, cao su kỹ thuật...

Ra mắt chợ cơ khí 4.0 đầu tiên của Việt Nam

Một nền tảng số hoạt động theo mô hình "chợ cơ khí 4.0" chính thức được ra mắt, kỳ vọng sẽ đóng góp thêm một góc nhìn thực tế, mang công cuộc chuyển đổi số tới gần hơn với cuộc sống. Đây là nền tảng thương mại điện tử với website và ứng dụng di động mang tên Siêu chợ cơ khí.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top