Doanh nghiệp

Monday 08/04/2024 00:04

VEAM đặt mục tiêu đạt tăng trưởng mạnh về doanh thu bán hàng từ các sản phẩm công nghiệp

20/06/2023 00:06
2724 Lượt xem
TCCKVN Hoạt động sản xuất công nghiệp của VEAM có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Đặc biệt, mảng sản phẩm công nghiệp phụ trợ tiếp tục ổn định và có sự tăng trưởng cao, nhất là phụ tùng xe máy, máy động lực và ô tô.

Ngày 20/6, tại Hà Nội, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tham dự và chỉ đạo tại Đại hội.

Chủ tịch HĐQT Tổng công ty VEAM Nguyễn Khắc Hải báo cáo kết quả hoạt động năm 2022 của HĐQT.

Tại Đại hội, ông Nguyễn Khắc Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty VEAM đã thay mặt Hội đồng báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2022 và kế hoạch năm 2023. Theo đó, trong năm 2022, HĐQT Tổng công ty VEAM đã thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, quyền hạn của HĐQT theo Điều lệ và quy định của pháp luật hiện hành. Các thành viên HĐQT đã nghiêm túc và trách nhiệm trong việc trao đổi, thảo luận, phản biện các đề xuất chiến lược, kế hoạch kinh doanh và đóng góp ý kiến đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT; chủ động triển khai các nhiệm vụ, phối hợp thực hiện công tác chỉ đạo, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần hoàn thành kế hoạch ĐHĐCĐ năm 2022. Đặc biệt, HĐQT đã chỉ đạo, giám sát Tổng giám đốc và Ban điều hành, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 của Công ty mẹ và các công ty con của VEAM. Kết quả năm 2022, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và các đơn vị thành viên đã đạt được những thành quả ấn tượng, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ vượt 25% so với kế hoạch.

Cùng với việc chỉ đạo thực hiện giám sát tài chính và giám sát tài chính đặc biệt đối với các công ty thua lỗ, trong năm HĐQT đã ban hành 2 Điều lệ công ty và 6 quy chế nội bộ; đồng thời kiện toàn nhân sự tại Công ty mẹ và các công ty có vốn góp của VEAM.

Để  tập trung chỉ đạo xử lý, giải quyết các vướng mắc, tồn tại của VEAM, HĐQT đã thành lập 04 Ban chỉ đạo để chỉ đạo đôn đốc, tham mưu giúp HĐQT trong quá trình thực hiện; mặt khác tiếp tục chỉ đạo Tổng giám đốc và Ban điều hành tập trung tìm kiếm, thực hiện các giải pháp, biện pháp để từng bước tháo gỡ, giải quyết các tồn tại, vướng mắc từ các năm trước để lại, như: Công tác thu hồi công nợ quá hạn; vướng mắc, tồn tại của Nhà máy Ô tô VEAM; các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh xe Changan và hoạt động của Chi nhánh Mekong Auto; việc tiêu thụ máy kéo ISEKI và dự án máy kéo bốn bán và các tồn tại, vướng mắc khác….

Sản xuất công nghiệp khởi sắc

Thông tin tại Đại hội, ông Phan Phạm Hà – Tổng giám đốc VEAM cho biết, trong những tháng đầu năm 2022 công ty mẹ cũng như các công ty có vốn góp của VEAM gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do người lao động phải nghỉ việc để điều trị cách ly khi nhiễm Covid-19 gây tình trạng thiếu lao động tạm thời, giá cả vật tư tiếp tục tăng cao, cùng giá xăng dầu liên tục tăng kỷ lục, khiến chi phí đầu vào của nhiều đơn vị tăng mạnh, gây khó khăn cũng như giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Tuy nhiên, một số đơn vị thành viên của VEAM như VF, DISOCO, FUTU1, FOMECO đã nhận được thêm nhiều đơn hàng từ các khách hàng cũ và mới ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… Đây là cơ hội lớn để VEAM mở rộng thị trường sản phẩm của mình, tham gia sâu hơn nữa trong chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai.

Hoạt động sản xuất công nghiệp của VEAM trong năm 2022 được thực hiện bởi các chi nhánh: Nhà máy Đúc và Nhà máy ô tô có dấu hiệu khởi sắc trở lại so với năm 2021. So với kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 thông qua, công ty mẹ đã thực hiện vượt lần lượt 10,8%, 25% về doanh thu tài chính và lợi nhuận sau thuế. Các hoạt động đầu tư tài chính tiếp tục được VEAM thực hiện tốt, thông qua việc tối ưu dòng tiền (nhằm tối đa hóa lợi nhuận) cũng như quản lý vốn chặt chẽ (thông qua người đại diện vốn) tại các công ty có vốn góp VEAM.

Tình hình tiêu thụ xe tại VM (chỉ tính tiêu thụ xe sản xuất mới) không đạt như kỳ vọng nên doanh thu sản xuất chỉ đạt 91% kế hoạch. Việc tiêu thụ xe Changgan và máy kéo ISEKI vẫn tiếp tục gặp khó khăn cùng với các hoạt động kinh doanh vật tư còn hạn chế dẫn đến kết quả kinh doanh thương mại đạt khá thấp so với mục tiêu đề ra. Công ty mẹ vẫn tiếp tục tập trung vào việc tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, giải quyết hàng tồn kho, công nợ quá hạn…; tìm kiếm đối tác, đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển sản xuất đối với các Chi nhánh và tăng trưởng kinh doanh thương mại của Văn phòng Công ty mẹ.

Đối với các công ty con của VEAM, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh trong những tháng đầu năm nhưng bằng nhiều biện pháp các công ty con vẫn duy trì được hoạt động sản xuất ổn định; đồng thời không ngừng nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, mở rộng khách hàng để đẩy mạnh doanh thu cũng như tìm kiếm thêm lợi nhuận.

Ông Phan Phạm Hà - Tổng giám đốc VEAM báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2022 và kế hoạch năm 2023.

Kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty con tăng mạnh ở hầu hết các chỉ tiêu (ngoại trừ doanh thu thương mại). Đặc biệt lợi nhuận tăng mạnh tại DISOCO, FUTU1, FOMECO. Nhóm 4 công ty DISOCO, SVEAM, FUTU1, FOMECO tiếp tục là những công ty có doanh thu lớn, đóng góp gần 80% doanh thu sản xuất công nghiệp của VEAM.

Về phía các công ty liên doanh, trong bối cảnh thị trường ô tô Việt Nam trải qua một năm sôi động với doanh số kỷ lục, các liên danh của VEAM như TMV và HVN thậm chí có mức tăng cao hơn mức tăng chung của VAMA. TMV tăng mạnh tiêu thụ xe CBU trong khi HVN và FVL chủ yếu tăng tiêu thụ xe CKD.

HVN vẫn thống lĩnh thị trường xe máy với thị phần khoảng 80%. Tuy thị trường đã bão hòa nhưng doanh số xe máy trong năm của HVN vẫn tăng tới 21% so với năm 2021. Chi nhánh Công ty TNHH Mekong Auto (CN MAC) còn đơn hàng lắp ráp xe Changan cho VEAM, song đang tạm dừng. VEAM tiếp tục phối hợp với CN MAC để giải quyết các vấn đề liên quan.

Sản phẩm công nghiệp phụ trợ tăng trưởng cao

Năm 2022 các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu của VEAM về động cơ và máy nông nghiệp do các công ty có vốn góp của VEAM sản xuất và kinh doanh như THĐ (Cơ khí Trần Hưng Đạo), Bông Sen (TAMAC), VINAPPRO&VIKYNO (SVEAM), Cơ khí An Giang; về ô tô có các sản phẩm xe tải mang thương hiệu VEAM do Nhà máy ô tô VEAM sản xuất.

Các sản phẩm máy nông nghiệp vẫn tiếp tục xu hướng sụt giảm trong vài năm trở lại đây. So với năm 2021, động cơ giảm 35,5%, máy kéo giảm 55,3%, máy xay xát giảm 27,1%, máy phát điện giảm 55,8%, bơm nước giảm 43,5%, máy cắt lúa giảm 40,1% và hầu hết các sản phẩm trên đều đạt thấp so với kế hoạch.

Mảng sản phẩm phụ trợ tiếp tục ổn định và có sự tăng trưởng cao, đặc biệt phụ tùng xe máy (chiếm tỷ trọng  ̴ 40% doanh thu sản xuất công nghiệp) tăng 36,6% so với cùng kỳ và vượt 32,4% kế hoạch. Phụ tùng máy động lực và phụ tùng ô tô cũng tăng lần lượt 9,8 và 25,7% so với năm 2021 và cũng đều vượt mục tiêu kế hoạch đầu năm.

Sản phẩm ô tô các năm trước đây chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm nhưng năm từ năm 2018 đến nay sụt giảm mạnh do Nhà máy ô tô VEAM đang tập trung xử lý hàng tồn kho và chuẩn bị sản phẩm mới theo tiêu chuẩn khí thải Euro 5. Do kết quả tiêu thụ thấp trong quý 3 và quý 4, sản phẩm ô tô VEAM chỉ đạt 24,9% kế hoạch và giảm 5,2% so với năm 2021. Ngoại trừ ô tô, các sản phẩm còn lại đều tăng trưởng từ 13,3% đến 29,3% so với năm 2021.

Về sản phẩm xuất khẩu, năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty đạt 49 triệu USD, tăng 15% so với năm 2021 và vượt 14% kế hoạch năm. Trong đó chủ yếu tăng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Các sản phẩm máy nông nghiệp xuất khẩu tiếp tục sụt giảm (ngoại trừ ru lô cao su). Nhiều đơn vị tiếp tục đóng góp lớn cho giá trị xuất khẩu như FOMECO 21,9 triệu USD, SVEAM 8,8 triệu USD, DISOCO 8,3 triệu USD, VF 4,4 triệu USD, FUTU1 3,3 triệu USD, THĐ 1,2 triệu USD, CKCL 1,1 triệu USD.

Tận dụng tối đa năng lực, ưu thế của từng đơn vị

Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng giúp tạo tiền đề cho nhiều doanh nghiệp mở rộng khách hàng và sản phẩm. Nhiều công ty có vốn góp của VEAM đã tận dụng cơ hội này để tìm kiếm thêm các đối tác cũng như sản phẩm mới, đặc biệt các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đang có rất nhiều cơ hội tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận.

Năm 2023 Công ty mẹ đặt mục tiêu doanh thu bán hàng và dịch vụ 1.187,3 tỷ đồng, tăng 122,7% so với thực hiện năm 2022, trong đó sản xuất công nghiệp đạt 1.105,4 tỷ đồng, tăng 129,2%; doanh thu thương mại, dịch vụ cũng được xây dựng mục tiêu tăng 61% nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh thu bán hàng; doanh thu tài chính 6.579,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 5.694 tỷ đồng

VEAM đặt mục tiêu đạt tăng trưởng mạnh về doanh thu bán hàng từ các sản phẩm công nghiệp, gắn liền với kết quả triển khai hai nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể: i) Tập trung tiêu thụ xe tồn kho lâu năm tại VM; ii) Tích cực triển khai tìm kiếm đối tác chiến lược và nghiên cứu thị trường để sản xuất các dòng xe tải mới tiêu chuẩn khí thải Euro5 và khai thác công nghiệp phụ trợ để tận dụng trang thiết bị nhà xưởng…

Kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2023 tăng nhẹ (1,2%) so với thực hiện năm 2022 do dự kiến trích lập một số khoản dự phòng trong năm 2023 (chưa thực hiện trong năm 2022 và các năm trước đây); đồng thời chú trọng đảm bảo an toàn vốn và tiếp tục đặt mục tiêu tập trung tìm giải pháp về pháp lý, thị trường nhằm tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh tiêu thụ lượng xe tồn tại VM cũng như xe Changan và máy kéo ISEKI.

Công ty mẹ sẽ tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các khâu trong sản xuất tại VF để nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là chủ động khắc phục các vấn đề khó khăn liên quan đến máy móc, nhân lực…

Mục tiêu kế hoạch của các công ty con, công ty liên kết năm 2023 dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp  ̴  3.528 tỷ đồng; tổng doanh thu bán hàng  ̴ 4.518 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 241,9 tỷ đồng.

Để thực hiện mục tiêu trên, VEAM đã đề ra một số giải pháp hoàn thiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp; công tác kinh doanh và phát triển thị trường; hợp tác sản xuất; công tác đầu tư, tài chính, thu hồi công nợ và các mặt công tác khác. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá cao thành quả nỗ lực cố gắng của cán bộ, công nhân viên Tổng công ty VEAM.

Đặc biệt là tập trung tìm giải pháp hỗ trợ các chi nhánh, công ty con (VM, TAMAC, THĐ, VCN…) trong việc hợp tác sản xuất nội bộ và phát triển sản phẩm mới để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, hướng tới mục tiêu giảm lỗ và dần có lãi đối với các công ty đang khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Định hướng chỉ đạo các công ty sản xuất trong lĩnh vực động cơ,  hộp số, máy nông nghiệp (DISOCO, SVEAM, TAMAC, THĐ, CK An Giang) trong việc phân công, hợp tác để tận dụng tối đa năng lực, ưu thế của từng đơn vị, nhằm lấy lại thị phần đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Tiếp tục chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại đối với các đơn vị chiếm tỉ trọng cao về doanh thu sản xuất công nghiệp, có vai trò quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng chung của VEAM (DISOCO, SVEAM, FUTU1, FOMECO) nhằm nâng cao năng lực sản xuất, nâng cấp cải tạo hệ thống máy móc, nhà xưởng và tăng khả năng cạnh tranh đối với thị trường trong và ngoài nước. Tập trung đầu tư cho công nghệ tạo phôi như đúc, rèn để đón làn sóng dịch chuyển đầu tư từ các nước sang Việt Nam. Đối với công nghệ gia công cơ khí, chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng công nghệ sản xuất phụ tùng bánh răng và trục và các chi tiết cơ khí khác.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá cao những thành quả sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, công nhân viên Tổng công ty VEAM, đặc biệt là kết quả về chỉ tiêu doanh thu tài chính, lợi nhận sau thuế của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế còn rất nhiều khó khăn.

Nhất trí và ủng hộ các giải pháp phát triển Tổng công ty 6 tháng cuối năm, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị doanh nghiệp giữ vững mục tiêu và làm tốt hơn nữa kế hoạch sản xuất, kinh doanh; đồng thời tập trung giải quyết các tồn tại, vướng mắc chính của VEAM; phát huy sức mạnh từng đơn vị, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn; khẩn trương thực hiện việc quyết toán công tác cổ phần hóa theo quy định của pháp luật, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu VEAM phù hợp với định hướng của Chính phủ và đặc biệt là nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tin tưởng, Tổng công ty VEAM phát huy truyền thống, khắc phục khó khăn, giữ vững tốc độ tăng trưởng, tiến tới tương lai, hội nhập toàn diện.

Toàn cảnh Đại hội.

Thu Nga

Có thể bạn quan tâm

TKV dành gần 1.000 tỷ đồng thăm dò các mỏ Bauxít trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Để chuẩn bị cho việc triển khai các dự án sắp tới tại Đắk Nông, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã xây dựng các phương án nguồn lực về vốn đầu tư, và dành gần 1.000 tỷ đồng thăm dò các mỏ Bauxít trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đáp ứng triển khai các dự án Alumin- Nhôm trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nguồn nguyên liệu để đáp ứng triển khai các dự án.

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến Mỹ

Ngày 24/3, Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosan Enerbility Việt Nam (Doosan Vina), trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas (Mỹ).

CIC: Sôi nổi các hoạt động thiết thực chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

Thực hiện kế hoạch công tác, từ ngày 04/3 đến ngày 08/3/2024, Công đoàn Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng phối hợp với chính quyền tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 – 08/3/2024). Đây là dịp để cán bộ, viên chức, người lao động trong nhà trường giao lưu, gặp gỡ, trao đổi và xây dựng vững chắc tinh thần đoàn kết, học tập và trao đổi kinh nghiệm góp phần đúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

Khởi công dự án nhà máy sản xuất thiết bị y tế có mức đầu tư 200 triệu USD

Dự án nhà máy Pegavision Việt Nam tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái (tỉnh Thái Bình) có quy mô 10ha với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2028...

Vượt khó, LILAMA10 tiếp tục khẳng định bản lĩnh, thương hiệu trong nước và quốc tế

Công ty Cổ phần Lilama 10 (LILAMA 10) là đơn vị thành viên của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP (LILAMA). Trải qua năm 2023 với rất nhiều khó khăn, thách thức, LILAMA 10 tiếp tục khẳng định bản lĩnh, tiên phong của một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt thiết bị và đạt được kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khá ấn tượng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88