Sự kiện - Vấn đề

Monday 13/05/2024 00:05

VIFOTEC toả sáng cùng hành trình 30 năm là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo

28/10/2022 00:10
1062 Lượt xem
TCCKVN Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) đã khơi dậy được lòng đam mê khoa học của quần chúng lao động và nhân dân cả nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạt hóa đất nước. Hàng nghìn công trình đoạt Giải thưởng VIFOTEC đã được nghiên cứu, ứng dụng, triển khai trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, đã đóng góp ngày càng quan trọng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, tạo được tiếng vang lớn, góp phần động viên phong trào thi đua nghiên cứu sáng tạo khoa học và công nghệ trong cả nước.

Truyền thống lịch sử 30 năm đang tỏa sáng và tiếp thêm sức mạnh cho Quỹ VIFOTEC sẵn sàng bước vào hành trình chinh phục đỉnh cao mới; là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, tăng trưởng kinh tế, đem lại cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân.

Tối ngày 27/10, tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2021 - Kỷ niệm 30 năm thành lập Quỹ VIFOTEC. Tại sự kiện, Quỹ VIFOTEC vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác phát triển khoa học và kỹ thuật, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dịp này, phóng viên Tạp chí Cơ khí Việt Nam có cuộc phỏng vấn TS. Lê Xuân Thảo – Phó Chủ tịch thường trực Quỹ VIFOTEC về chủ đề “VIFOTEC toả sáng cùng hành trình 30 là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo”. Tạp chí Cơ khí Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

TS. Lê Xuân Thảo - Phó Chủ tịch thường trực Quỹ VIFOTEC.

Phóng viên: Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam VIFOTEC thực sự đã trở thành một phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân lao động và trong các em học sinh, nhi đồng cả nước. Uy tín của Giải thưởng ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà sáng tạo công nghệ trong nước và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Giải thưởng VIFOTEC đang trở thành Giải thưởng đứng thứ Ba sau Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước. Qua đó có thể thấy, những gì tập thể cán bộ nhân viên Quỹ VIFOTEC qua các thời kỳ làm được là hết sức to lớn và có ý nghĩa sâu sắc. Xin ông cho biết một số hoạt động nổi bật của Quỹ trong 30 năm đồng hành cùng các nhà khoa học sáng tạo và ươm mầm tri thức trẻ?

TS. Lê Xuân Thảo: Quỹ VIFOTEC được thành lập năm 1992 theo sáng kiến của LHHVN cùng với một số cơ quan, như: Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong 30 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động, Quỹ VIFOTEC về cơ bản hoạt động theo đúng tôn chỉ mục địch đã đặt ra: Đã hỗ trợ được cho các đối tượng sáng tạo Khoa học Công nghệ trong cả nước thông qua việc tổ chức các Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc, Cuộc thi sáng tạo Thanh, thiếu niên nhi đồng toàn quốc, tôn vinh trí thức, góp phần quan trong trọng thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho. Cụ thể, Quỹ đã tổ chức thành công 27 lần Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, 16 lần Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam, 17 lần Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc. Đặc biệt, từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 165/2006/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 đồng ý cho tổ chức Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam, Hội thi và Cuộc thi trên phạm vi toàn quốc, giao cho LHHVN và Liên Hiệp hội các tỉnh thành phố tổ chức thành 2 cấp là một bước tiến đột phá của phong trào sáng tạo, cơ bản giải quyết được bài toán về ngân sách cho các địa phương và Trung ương.

Thông qua Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi, các nhà khoa học và sáng tạo cả nước đã ứng dụng thành công và hiệu quả hàng nghìn sáng kiến sáng chế vào sản xuất và đời sống, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng, đặc biệt làm cho sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào tích cực trong các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp, trong nhân dân và các cháu thiếu niên nhi đồng. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được tặng thưởng trong nước và quốc tế.

Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam dành cho các lĩnh vực công nghệ ưu tiên: Cơ khí tự động hóa; Sinh học phục vụ Sản xuất và đời sống; Công nghệ Thông tin, Điện tử và Viễn thông; Công nghệ Vật liệu mới; Tiết kiệm Năng lượng và sử dụng năng lượng mới; Công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên, đã được tổ chức thành công 27 lần. Từ năm 1995 đến nay, Quỹ VIFOTEC đã tiếp nhận 2.924 công trình khoa học công nghệ từ các Bộ, Ngành và địa phương tham gia Giải thưởng và đã trao thưởng cho 983 công trình khoa học. Cơ cấu Giải thưởng cho 6 lĩnh vực công nghệ ưu tiên gồm: 6 giải Nhất, 12 giải Nhì, 18 giải Ba và 24 giải Khuyến khích, tổng 60 giải.

Giải thưởng thu hút được sự tham gia tích cực của đông đảo các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước. Hàng vạn nhà khoa học, nhà sáng tạo và doanh nhân đoạt giải. Đại đa số các công trình khoa học đoạt Giải thưởng đã được áp dụng vào sản xuất và đời sống đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ vào cuộc sống.

Về Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc, từ năm 2004, LHHVN nhận và giao cho Quỹ VIFOTEC là cơ quan thường trực tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 8. Hội thi được tổ chức 2 năm 1 lần. Do tuyên truyền, vận động tốt nên Quỹ đã nhận được hơn 7.000 giải pháp dự thi và trao giải cho 619 giải pháp (tính đến Hội thi 16). Hội thi được tổ chức 2 cấp: Cấp tỉnh, thành phố, Bộ và toàn quốc. Các giải pháp này đã được Ban Tổ chức Hội thi ở các địa phương chọn lọc. Số lượng các địa phương tổ chức Hội thi rộng rãi hơn và số lượng giải pháp dự thi cũng nhiều hơn. Từ khi chỉ có 30 tỉnh, thành phố tổ chức Hội thi đến nay đã có 55 tỉnh, thành phố tổ chức Hội thi. Mỗi năm có gần 600 giải pháp được lựa chọn từ hàng nghìn giải pháp của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố gửi về dự thi. Đối tượng tham gia dự thi rất rộng rãi, từ nông dân, công nhân, thanh thiếu niên toàn quốc.

Cơ cấu giải Hội thi cho 6 lĩnh vực: 6 giải Nhất, 12 giải Nhì, 24 giải Ba và 48 giải Khuyến khích, tổng 90 giải.

Từ năm 2004 đến 2020, Quỹ VIFOTEC chú trọng phát triển các tài năng khoa học trẻ tuổi nhằm mục đích đào tạo, nuôi dưỡng các nhà sáng chế tương lai. Trong 17 năm qua, mặc dù khó khăn về kinh phí, Quỹ đã tổ chức 17 Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, nhận được 8.421 đề tài dự thi và 1.531 đề tài đoạt giải; 55 tỉnh, thành phố tham gia là một minh chứng cho việc Quỹ đã khơi dậy sự đam mê sáng tạo của các em thiếu niên nhi đồng, mong muốn trở thành những nhà sáng tạo, nhà khoa học và nhà sáng chế - những công dân trẻ tài năng của đất nước. Cơ cấu giải thưởng cho 5 lĩnh vực: 1 giải Đặc biệt, 5 giải Nhất, 10 giải Nhì, 30 giải Ba và 60 giải Khuyến khích, tổng 106 giải.

Ngoài ra, hàng năm Quỹ tổ chức Hội thảo Sáng tạo Khoa học Công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam để thảo luận, trao đổi các thông tin bổ ích, các kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng các công trình, giải pháp tham gia Giải thưởng, Hội thi; trao đổi kinh nghiệm và biện pháp thúc đẩy việc ứng dụng nhanh các công trình đoạt giải vào sản xuất và đời sống; đồng thời đề xuất với nhà nước các cơ chế, chính sách khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Về hợp tác quốc tế, hàng năm, Quỹ thành lập các đoàn gồm các em và các công trình sáng tạo xuất sắc đại diện cho Việt Nam tham gia Triển lãm quốc tế về sáng tạo tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Thái Lan. Tại đây, các nhà sáng tạo sẽ được chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, học hỏi về những xu hướng công nghệ mới để phát triển sáng kiến, sáng chế của mình. Đoàn Việt Nam đã thường xuyên tham gia và đoạt nhiều huy chương Vàng, Bạc, Đồng.

Đặc biệt, trong các năm qua Quỹ tiếp tục có quan hệ rộng rãi với các nước và các tổ chức quốc tế trong việc đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo khoa học công nghệ. Qua gặp gỡ, làm việc, các đoàn đánh giá cao hoạt động của Quỹ VIFOTEC và cho rằng đây là một mô hình mới hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam. Từ năm 2001, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã quan tâm, hợp tác với Quỹ. Hàng năm, WIPO trao Huy chương Vàng và Giấy Chứng nhận cho công trình xuất sắc nhất, doanh nghiệp xuất sắc ứng dụng hệ thống sở hữu trí tuệ vào hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Phóng viên: Được biết, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2021 có 45/110 công trình đoạt giải. Cơ sở nào để Ban tổ chức chọn ra được những công trình đoạt giải đúng và trúng, khẳng định uy tín của Giải thưởng?

TS. Lê Xuân Thảo: Ngay sau khi tiếp nhận, xử lý, phân loại hồ sơ các công trình tham dự Giải thưởng, Hội đồng Giám khảo được thành lập bao gồm các nhà khoa học hàng đầu, có uy tín, tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, để xem xét, đánh giá các công trình một cách trung thực, công tâm và khách quan.

Hội đồng Giám khảo dựa trên 4 tiêu chí để chấm điểm Giải thưởng, đó là: Tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả kinh tế - xã hội - kỹ thuật và khả năng áp dụng rộng rãi.

Tính mới là công trình đề cập tới những công nghệ, những vấn đề khoa học công nghệ chưa được công bố trên thế giới, chưa được bộc lộ hoặc phổ biến bằng các nguồn thông tin ở Việt Nam.

Tính sáng tạo: Căn cứ vào trình độ khoa học công nghệ ở trong nước và ngoài nước, công trình đó không nảy sinh một cách hiển nhiên đối với chuyên gia trong lĩnh vực đó mà là kết quả của hoạt động khoa học kỹ thuật tạo ra.

Hiệu quả: Hiệu quả kinh tế là lợi ích trực tiếp có thể thu được do áp dụng công trình đó vào sản xuất và đời sống; hiệu quả kỹ thuật được thể hiện bằng những giải pháp kỹ thuật mới, tiến bộ hơn so với các giải pháp kỹ thuật trước đó; hiệu quả xã hội được thể hiện dưới dạng tạo công ăn việc làm, cải thiện điều kiện sống, bảo vệ sức khỏe, điều kiện làm việc, an toàn lao động, bảo vệ môi trường...

Khả năng áp dụng: Công trình có khả năng áp dụng ở quy mô công nghiệp, sản phẩm dễ chế tạo, dễ sử dụng, nguyên vật liệu dễ kiếm, thay thế nhập ngoại ...

Trên thang điểm 100, tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng tính 10 điểm x 2; hiệu quả kinh tế - xã hội - kỹ thuật là 10 điểm x4. Quy định, mỗi giải ứng với một thang điểm nhất định. Ưu tiên xét Giải thưởng đối với các công trình khoa học công nghệ được áp dụng mang lại hiệu quả cao ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo. Khuyến khích các tác giả và đồng tác giả trẻ tham gia vào các công trình khoa học - công nghệ được áp dụng vào thực tế sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả cao.

Căn cứ vào kết quả chấm điểm của Hội đồng Giám khảo, đối chiếu với quy định thang điểm cho từng giải, Ban Tổ chức lựa chọn được 45 công trình đoạt giải, bao gồm: 4 giải Nhất, 08 giải Nhì, 14 giải Ba và 19 giải Khuyến khích. Cũng bởi quy định và cách tính điểm như vậy, nên có thể xảy ra trường hợp có những lĩnh vực không có giải Nhất mà chỉ có giải Nhì hoặc không có giải Nhì nhưng lại có giải Ba…

Giải thưởng của Quỹ ngày càng trở nên uy tín một phần cũng nhờ Hội đồng Giám khảo chấm Giải thưởng là các nhà khoa học hàng đầu, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, công tâm và khách quan trong việc đánh giá các công trình tham dự nên 26 năm qua, Quỹ chưa có trường hợp nào thắc mắc, khiếu nại về Giải thưởng.

Phóng viên: Những năm trước đây, Quỹ VIFOTEC đã được các nhà khoa học đón nhận rất cao và rất tự hào nhận Giải thưởng. Tuy nhiên, mấy năm gần đây sự hào hứng có phần chững lại, số đề tài công trình chưa cao. Theo ông, nguyên nhân vì sao sức hấp dẫn của Giải thưởng giảm sút, số lượng công trình tham dự Giải còn khiêm tốn?

TS. Lê Xuân Thảo: Nguyên nhân thì có nhiều, có thể do công tác truyền thông của Qũy trước, trong và sau khi trao Giải thưởng còn yếu, chưa quan tâm đến việc quảng bá mạnh về những đề tài ứng dụng cao vào sản xuất và đời sống. Cũng có thể do hiện nay cả nước có nhiều Giải thưởng ra đời như Giải thưởng Tạ Quang Bửu, Giải thưởng Trần Đại Nghĩa nên nhà khoa học bị phân tán. Giá trị các Giải thưởng đó lại cao, ví dụ như Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đến hàng trăm triệu đồng, trong khi đó Giải thưởng VIFOTEC cao nhất được 80 triệu đồng.

Quỹ chưa có nguồn lực thật lớn để thực hiện nhiệm vụ được giao và mở rộng diện hỗ trợ cho các doanh nghiệp không chỉ là tôn vinh trí thức mà phải hỗ trợ sau trao giải như tài chính, kỹ thuật công nghệ, sở hữu trí tuệ... Trong những năm đầu hoạt động nguồn lực của Quỹ còn được dựa vào ba nguồn chính: Nhà nước hỗ trợ 50%, từ các tổ chức cá nhân 30%, từ nguồn gửi tiết kiệm mang lại khoảng 20%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do các doanh nghiệp và các nhà tài trợ gặp nhiều khó khăn về tài chính, vì vậy không có các nhà tài trợ mới nên diện hỗ trợ từ các doanh nghiệp và từ nguồn tiết kiệm bị hạn chế dẫn đến nguồn thu chủ yếu là từ sự hỗ trợ của nhà nước.

Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng Bộ máy hoạt động của Quỹ chưa được vận hành một cách sáng tạo, hiệu quả, chưa thực sự đột phá vươn lên, nên hoạt động của Quỹ mang tính tròn vai, chưa có đổi mới sáng tạo.

Phóng viên: Có thể thấy tiềm năng thu hút các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học sáng tạo từ các doanh nghiệp của Quỹ hiện nay còn rất lớn. Vậy Quỹ có định hướng mục tiêu, giải pháp nào trong giai đoạn tới để thu hút các nhà khoa học cũng như lan toả được sức mạnh của nghiên cứu khoa học, giải pháp sáng tạo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, an ninh – quốc phòng… của đất nước, thưa ông?

TS. Lê Xuân Thảo: Trong nhiệm kỳ 2021 – 2025, Quỹ đã đặt mục tiêu nâng cao chất lượng của từng công trình dự Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam. Cố gắng nâng số lượng tham gia từ 120 – 150 công trình/năm, đảm bảo chất lượng Giải thưởng cao.

Về Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc, nâng cao chất lượng của từng giải pháp dự Hội thi. Cố gắng nâng số lượng tham gia từ 800 – 1.000 giải pháp, Hội thi đạt chất lượng tốt.

Về Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, nâng cao chất lượng của từng đề tài dự thi. Cố gắng nâng số lượng tham gia từ 800 – 1.000 đề tài/năm, chất lượng Giải thưởng tốt.

Để khuyến khích các nhà khoa học, nhà sáng tạo, nâng cao hơn nữa chất lượng Giải thưởng, Hội thi, Cuộc thi, Quỹ sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ tài năng sáng tạo sau Giải thưởng ít nhất 10 đề tài công trình đoạt Giải thưởng có hiệu quả ứng dụng vào cuộc sống và bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, Quỹ sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông trên tất cả các phương tiện: Hệ thống mạng (youtube, fanpage…); trong hệ thống của LHHVN, các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp, hệ thống thông tin đại chúng, hình thành mạng lưới truyền thông về sáng tạo, khoa học công nghệ Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động vận động tài trợ và quan hệ đối ngoại, đảm bảo nguồn lực vững mạnh cho Quỹ; đồng thời đổi mới và nâng cao hiệu quả của tổ chức Quỹ VIFOTEC. Phấn đấu cùng với các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước đưa phong trào sáng tạo khoa học công nghệ đi vào chiều sâu, thực chất và có hiệu quả cao hơn nữa, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi Lễ Tổng kết, trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2021; đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và Kỷ niệm 30 năm thành lập Quỹ VIFOTEC:

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Quỹ VIFOTEC.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng TS. Lê Xuân Thảo – Phó Chủ tịch thường trực Quỹ VIFOTEC.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể có thành tích xuất sắc.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao giải Nhất cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trao giải Nhì cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải.

Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Huy Vịnh trao giải Ba cho các tác giả đạt giải.

Bùi Nga - Văn Sơn - Lý Hùng

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Lễ khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu phân huỷ sinh học công nghệ cao

Ngày 11/5, tại Khu Công nghiệp Đình Vũ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (TP. Hải Phòng), Công ty TNHH Ecovance Việt Nam thuộc SK Leaveo (Li-vi-ô) Hàn Quốc, phối hợp cùng UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao.

Hải Phòng nâng tầm Lễ hội Hoa Phượng Đỏ lần thứ 11

Tính đến năm 2023, Lễ hội hoa phượng đỏ Hải phòng đã đi qua 10 lần tổ chức. Qua 10 lần được trình diễn tại khu vực Nhà hát Lớn lịch sử cổ kính ấy, đã để lại nhiều dư âm tốt. Nhưng để được tổ chức phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân, du khách, thì lễ hội lần thứ 11 này, thành phố quyết định chọn địa điểm rộng lớn để tổ chức Lễ hội sao cho tầm cỡ và xứng tầm Di sản.

Sản xuất công nghiệp duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Hải Phòng sẽ bắn pháo hoa liền 10 tháng

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, vừa đồng ý với đề nghị của UBND thành phố Hải Phòng về việc tổ chức một điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp (số lượng: 90 giàn/lần bắn), thời lượng không quá 15 phút vào lúc 21 giờ 00 phút các ngày từ thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần kéo dài liền 10 tháng (từ 27/4/2024 đến 01/01/2025), địa điểm diễn ra sự kiện tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Ngành Công Thương Thái Nguyên nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp phấn đấu đạt mục tiêu năm 2024

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ và đạt 19,2% kế hoạch cả năm.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88