Doanh nghiệp

Monday 08/04/2024 00:04

Xuất khẩu cơ khí: Quan trọng là chất lượng

24/03/2016 00:03
279 Lượt xem
Trong khi nhiều doanh nghiệp (DN) cơ khí trong nước còn đang loay hoay tìm kiếm đơn hàng thì một số DN đã thành công trong việc tham gia vào chuỗi liên kết toàn cầu, để trở thành bạn hàng tin cậy của nhiều đối tác nước ngoài. Điều đó cho thấy, cơ hội xuất khẩu cơ khí ra thế giới vẫn rộng mở với những DN biết chú trọng đến chất lượng sản phẩm và quản trị DN.

Vượt qua thử thách

Nói đến các DN có thế mạnh về xuất khẩu cơ khí trong nước hiện nay, không thể không nhắc đến Công ty Cổ phần Lilama 18 (Lilama 18) thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) với giá trị xuất khẩu khoảng 400 tỷ đồng/năm. Nhưng Lilama 18 không phải có được những thành công như vậy ngay từ bước đầu. Họ cũng đã phải trải qua rất nhiều những “thử thách” và những đòi hỏi khắt khe từ phía đối tác.

Ông Đặng Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Lilama 18 nhớ lại: Năm 1996, Lilama 18 có hợp đồng xuất khẩu đầu tiên sang Úc. Sản phẩm đạt chất lượng, xuất khẩu sang đến Úc thì bị giữ lại cảng với lý do khâu đóng kiện hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của nước sở tại. Nếu như ở trong nước, nhiều người vẫn nghĩ chỉ cần sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, còn hàng hóa đóng thế nào cũng được thì tại Úc, đối tác quan tâm đến cả những chi tiết như: Gỗ để đóng hàng có xuất xứ từ đâu, đã được cấp phép khai thác, tẩy trùng chưa, có ảnh hưởng đến môi trường của nước sở tại không?...Nếu không trả lời được các yêu cầu này, hàng sẽ không được nhập khẩu vào Úc. Sau lần phải sang tận Úc để khắc phục sự cố về đóng hàng như vậy, Lilama 18 đã thuê riêng một chuyên gia nước ngoài đảm trách việc hàng xuất khẩu đi nước nào thì đóng gói như thế cho phù hợp.

Nói như vậy để thấy, để có đơn hàng xuất khẩu đi nước ngoài đã khó, thực hiện các quy trình đóng gói sản phẩm theo yêu cầu của nước sở tại – điều vốn khá dễ dãi ở Việt Nam, cũng không kém phần quan trọng, bởi chỉ cần một trong các yếu tố này không đạt yêu cầu, toàn bộ đơn hàng cũng sẽ bị hủy bỏ.

Lãnh đạo Lilama 18 cho biết, yếu tố quan trọng đầu tiên để Lilama 18 có thể xuất khẩu được là chất lượng sản phẩm phải luôn luôn đảm bảo, ổn định, lô hàng thứ nhất cũng như lô hàng thứ “n”. Bên cạnh đó, phải tạo được niềm tin đối với khách hàng bằng uy tín, giá cả và môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Ông Nguyễn Khắc Thành, Phó Tổng Giám đốc Lilama 18 kiêm Giám đốc Nhà máy Cơ khí chia sẻ: Khi đối tác nước ngoài đến tìm hiểu, họ đưa ra các yêu cầu rất khắt khe, mình cứ nghĩ là họ làm khó mình. Nhưng khi bắt tay vào làm đúng theo thiết kế, tiêu chuẩn của họ thì thấy mình hoàn toàn có thể làm được từ sản phẩm đến quản trị DN. Người lao động Việt Nam cũng học hỏi được rất nhiều từ cách thức làm việc chuyên nghiệp này. Bắt đầu hợp tác từ năm 2009, hãng Kocks Ardelt Kranbau đã chọn Lilama 18 là đơn vị chế tạo kết cấu thép cẩu container duy nhất tại Việt Nam cho những dự án quan trọng của mình. Hai công ty đã hợp tác trong nhiều dự án và xuất thành công nhiều cẩu container đến các nước Myanma, Nga, Canada. Riêng năm 2014, Lilama 18 đã ký hợp đồng chế tạo 10 cẩu. Năm 2015, hai bên đã ký kết hợp đồng chế tạo tiếp 09 cẩu và đang tiếp tục xem xét ký thêm nhiều hợp đồng trong thời gian tới. 

Biến thách thức thành cơ hội

Theo các chuyên gia, điều mà đối tác nước ngoài lo ngại nhất khi tìm hiểu tại thị trường Việt Nam, đó là liệu chúng ta có đáp ứng được yêu cầu của họ hay không? Chất lượng sản phẩm không ổn định, quản trị DN chưa chuyên nghiệp, tiến độ chậm là những hạn chế mà nhiều DN mắc phải nhất hiện nay.

Nếu như ở trong nước, nhiều DN đang rất khó khăn trong việc tìm việc làm cho người lao động thì xuất khẩu là một hướng đi khả quan mà nhiều DN hướng đến. Đặc biệt, khi Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại châu Á Thái Bình Dương (TPP), cánh cửa tham gia vào một thị trường lớn đầy tiềm năng đang mở ra...Thế nhưng, DN trong nước có tận dụng được cơ hội này hay không lại là chuyện hoàn toàn khác. Vào TPP sẽ rất có lợi nếu ai đã tham gia vào chuỗi liên kết toàn cầu của các DN cơ khí lớn nước ngoài.

Như với Lilama 18, khi đã tham gia được vào chuỗi liên kết toàn cầu rồi thì không còn bị áp lực về tìm kiếm đơn hàng nữa, doanh thu ngày một tăng. Đặc biệt, khi thị trường rộng mở, cơ hội xuất khẩu sẽ cao hơn khi Lilama 18 đã có sẵn kinh nghiệm tham gia vào chuỗi liên kết toàn cầu của các tập đoàn cơ khí lớn nước ngoài.

Còn với ai chưa tham gia được thì rất khó để “chen chân” khi mà cách làm ăn theo kiểu không đảm bảo chất lượng, quản trị DN thiếu chuyên nghiệp vẫn còn khá phổ biến. Nhiều DN èo uột, thực lực chả có gì, DN nước ngoài đến tìm hiểu rồi đi.

Để có thể trở thành bạn hàng của DN cơ khí nước ngoài, tham gia vào chuỗi của họ cần một quá trình chứng minh năng lực lâu dài (ít nhất là 3 năm) bằng những đơn hàng ban đầu rất nhỏ, với một hệ thống quản trị DN bài bản. Đáng tiếc điều này rất nhiều DN cơ khí trong nước đã bỏ qua.

Một số chuyên gia nước ngoài đánh giá, năng lực của cơ khí Việt Nam tương đương với Trung Quốc và một số nước trong khu vực. Ông Lê Văn Tuấn, Tổng gám đốc Lilama chia sẻ, khi ông tháp tùng đoàn công tác của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thăm một DN Cơ khí ở Trung Quốc thì thấy, họ sản xuất rất nhiều và phần lớn vật liệu quan trọng đều nhập khẩu. Chỉ có lan can cầu thang là họ làm. “Vẫn còn cơ hội cho DN Việt Nam khi hội nhập với thế giới. Có những vật liệu Trung Quốc phải nhập khẩu, mình cũng nhập khẩu. Điều quan trọng là mình có cạnh tranh được với họ về chất lượng sản phẩm hay không mà thôi”, ông Tuấn khẳng định.

Vân Anh
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

TKV dành gần 1.000 tỷ đồng thăm dò các mỏ Bauxít trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Để chuẩn bị cho việc triển khai các dự án sắp tới tại Đắk Nông, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã xây dựng các phương án nguồn lực về vốn đầu tư, và dành gần 1.000 tỷ đồng thăm dò các mỏ Bauxít trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đáp ứng triển khai các dự án Alumin- Nhôm trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nguồn nguyên liệu để đáp ứng triển khai các dự án.

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến Mỹ

Ngày 24/3, Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosan Enerbility Việt Nam (Doosan Vina), trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas (Mỹ).

CIC: Sôi nổi các hoạt động thiết thực chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

Thực hiện kế hoạch công tác, từ ngày 04/3 đến ngày 08/3/2024, Công đoàn Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng phối hợp với chính quyền tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 – 08/3/2024). Đây là dịp để cán bộ, viên chức, người lao động trong nhà trường giao lưu, gặp gỡ, trao đổi và xây dựng vững chắc tinh thần đoàn kết, học tập và trao đổi kinh nghiệm góp phần đúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

Khởi công dự án nhà máy sản xuất thiết bị y tế có mức đầu tư 200 triệu USD

Dự án nhà máy Pegavision Việt Nam tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái (tỉnh Thái Bình) có quy mô 10ha với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2028...

Vượt khó, LILAMA10 tiếp tục khẳng định bản lĩnh, thương hiệu trong nước và quốc tế

Công ty Cổ phần Lilama 10 (LILAMA 10) là đơn vị thành viên của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP (LILAMA). Trải qua năm 2023 với rất nhiều khó khăn, thách thức, LILAMA 10 tiếp tục khẳng định bản lĩnh, tiên phong của một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt thiết bị và đạt được kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khá ấn tượng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88