Khoa học Công nghệ

Monday 06/05/2024 00:05

Hệ thống FORMIC sử dụng một nhóm robot để vận chuyển tải nặng

24/08/2023 00:08
1402 Lượt xem
TCCKVN Cải tiến xe nâng chở hàng bằng sự sáng tạo của công nghệ mới từ hệ thống vận chuyển robot FORMIC.

Hiện nay, tại các môi trường làm việc sử dụng xe nâng hàng đều hoạt động rất tốt, thế nhưng chúng lại trở nên cồng kềnh khi nâng và di chuyển các vật nặng (nhất là trong những khu vực chật hẹp), hơn thế nữa những xe nâng ấy lại không thể nâng tải vượt quá khối lượng và kích thước nhất định. Hệ thống vận chuyển robot mô-đun FORMIC được thiết kế để khắc phục điều đó.

Công nghệ robot này được phát triển bởi một công ty start-up FORMIC Transportsysteme của Đức, công ty hợp tác liên kết với Viện Công nghệ Karlsruhe. “Xe” nâng mà công ty này tạo ra được kết hợp từ nhiều loại mô-đun của các robot vận chuyển sáu bánh xe, mỗi loại mô-đun này đều được trang bị camera, chip liên lạc vô tuyến. Các mô-đun này có thể chịu lực nâng đến 2,3 tấn.

Buổi ra mắt sản phẩm sẽ chính thức ra mắt vào cuối năm nay. (Nguồn: Markus Breig)

Có thể sử dụng tối đa là 15 mô-đun cho một kiện tải (kiện tải có đủ khoảng trống bên dưới) và nếu sử dụng tất cả 15 mô-đun cho một kiện tải, chúng có thể chịu được tổng trọng lượng tải là 34 tấn.

Theo các nhà thiết kế, ba mô-đun là đủ để vận chuyển một máy sản xuất điển hình trong hầu hết các ngành công nghiệp. (Nguồn: Markus Breig)

Khác với việc sử dụng xe nâng là con người phải vào máy mới có thể khởi động máy, nhóm mô-đun công nghệ này được con người khởi động và sử dụng bằng điều khiển từ xa bởi camera cùng radio trong mô-đun cho phép họ có thể theo dõi được vị trí của chúng. Công nghệ tự động cho phép chúng tự điều phối chuyển động nên người điều khiển có thể điều khiển chúng theo nhóm chứ không cần điều khiển từng mô-đun cho 1 kiện vận chuyển.

Việc ra mắt chính thức của hệ thống FORMIC sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Diệu Linh

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng đội ngũ nhân lực vi mạch bán dẫn chất lượng cao, chuyên môn sâu

Việc nhanh chóng xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn sâu về vi mạch bán dẫn là mấu chốt, là cơ hội, cũng là thách thức lớn nhất để Việt Nam phát huy tốt tiềm năng, lợi thế.

Nội địa hóa dây chuyền cắt Bias ngang đồng bộ cho ngành sản xuất lốp ô tô

Với quyết tâm và sự sáng tạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) đã làm chủ thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành thành công dây chuyền cắt Bias ngang tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, giúp thay thế thiết bị lạc hậu, góp phần nâng cao năng suất và tiết kiệm nhân công vận hành sản xuất.

Hà Nội dẫn đầu về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương 2023

Hà Nội đứng đầu cả nước ở cả xếp hạng đầu ra và đầu vào đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023, nhờ dẫn đầu 14 chỉ số trong 52 chỉ số thành phần, đạt 62.86 điểm.

Phát triển xe tải hybrid sử dụng nhiên liệu tự nhiên, ít khí thải

Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI – Mỹ) đã phát triển một chiếc xe tải hạng trung chạy bằng nhiên liệu tự nhiên được trang bị hệ truyền động hybrid với mục đích giảm thiểu vấn đề về môi trường cũng như ô nhiễm không khí.

Sự “mềm mại” đến từ Robot hình người Toyota

Toyota đã phát triển một cỗ máy có thể mang vác đồ vật dựa trên chuyển động của con người. Robot Punyo có thể “ôm” các đồ vật cồng kềnh và di chuyển nhẹ nhàng, “mềm mại” tựa kết cấu của mình.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88