Khoa học Công nghệ

Tuesday 23/04/2024 00:04

Ngành Dầu khí “được mùa”

05/09/2016 00:09
774 Lượt xem
Theo thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), ngành Công Thương có 3 công trình đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt 5 năm 2016, tất cả đều thuộc lĩnh vực dầu khí.

Nâng cao vị thế

Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt 5 được trao cho 16 công trình, cụm công trình. Trong đó, ngành Công Thương có 2 công trình đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh gồm: “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam”, “Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa Nam Việt Nam”; 1 công trình đạt Giải thưởng Nhà nước: “Nghiên cứu phương án tối ưu để chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế siêu trường siêu trọng ở vùng nước sâu hơn 100m phù hợp với điều kiện ở Việt Nam”.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Tiến sĩ Đỗ Quốc Quang - Thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN lĩnh vực dầu khí - cho biết: Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN 5 năm xét tặng một lần, được xét tặng cho các công trình mang tính tiêu biểu về KH&CN. Là người công tác trong ngành Công Thương 40 năm, tôi rất phấn khởi vì một số công trình trong lĩnh vực dầu khí đã được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2016. Đây là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với sự đóng góp trong nhiều năm qua của các nhà khoa học và đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân dầu khí nói riêng và ngành Công Thương nói chung.

“Các công trình của ngành Công Thương đạt giải thưởng năm nay có ý nghĩa rất lớn đối với nền khoa học nước nhà. Đặc biệt, công trình giành Giải thưởng Hồ Chí Minh vê “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam”, đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước trên thế giới có thể tự đóng được giàn khoan tự nâng và qua đó, chắc chắn vị thế của khoa học Việt Nam sẽ được nâng cao trong cộng đồng KH&CN quốc tế”, Tiến sĩ Đỗ Quốc Quang nhấn mạnh.

Động lực lớn

Tiến sĩ Đỗ Quốc Quang cho hay, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và công nhân của các tập thể đã đạt được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2016, phần lớn có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ. Ví dụ, khi công trình “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” được công bố, tuổi đời trung bình của tập thể tác giả mới ngoài 30.

“Việc giành được Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN sẽ tạo động lực lớn cho các tập thể, cá nhân trong quá trình chinh phục các đỉnh cao KH&CN mới”, Tiến sĩ Đỗ Quốc Quang bày tỏ.

Chia sẻ với phóng viên, Kỹ sư Phan Tử Giang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chế tạo giàn khoan Dầu khí, đồng tác giả cụm công trình “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” - khẳng định: Giải thưởng Hồ Chí Minh là một sự khuyến khích lớn đối với những người thợ cơ khí của Việt Nam nói chung và những người thợ dầu khí nói riêng, để chúng tôi tiếp tục phấn đấu, tìm tòi thiết kế, xây dựng những công trình khác lớn hơn, phức tạp hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.

         Những công trình đạt giải thưởng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đất nước tiết kiệm lượng ngoại tệ lớn và giúp ngành dầu khí chủ động phát triển bằng nguồn nội lực sẵn có.
 
Minh Khoa  (nguồn: Theo Quỳnh Nga http://baocongthuong.com.vn)  
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

Nội địa hóa dây chuyền cắt Bias ngang đồng bộ cho ngành sản xuất lốp ô tô

Với quyết tâm và sự sáng tạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) đã làm chủ thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành thành công dây chuyền cắt Bias ngang tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, giúp thay thế thiết bị lạc hậu, góp phần nâng cao năng suất và tiết kiệm nhân công vận hành sản xuất.

Hà Nội dẫn đầu về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương 2023

Hà Nội đứng đầu cả nước ở cả xếp hạng đầu ra và đầu vào đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023, nhờ dẫn đầu 14 chỉ số trong 52 chỉ số thành phần, đạt 62.86 điểm.

Phát triển xe tải hybrid sử dụng nhiên liệu tự nhiên, ít khí thải

Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI – Mỹ) đã phát triển một chiếc xe tải hạng trung chạy bằng nhiên liệu tự nhiên được trang bị hệ truyền động hybrid với mục đích giảm thiểu vấn đề về môi trường cũng như ô nhiễm không khí.

Sự “mềm mại” đến từ Robot hình người Toyota

Toyota đã phát triển một cỗ máy có thể mang vác đồ vật dựa trên chuyển động của con người. Robot Punyo có thể “ôm” các đồ vật cồng kềnh và di chuyển nhẹ nhàng, “mềm mại” tựa kết cấu của mình.

Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí của Nghiên cứu sinh Đỗ Hải Tĩnh

Sáng ngày 27/01, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Cơ khí tổ chức Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh (NCS) Đỗ Hải Tĩnh, với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ hàn plasma đến chất lượng mối hàn thép không gỉ SUS 304 dạng tấm”. PGS, TS. Nguyễn Chỉ Sáng làm Chủ tịch Hội đồng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88