Sự kiện - Vấn đề

Friday 26/05/2023 00:05

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam

23/05/2023 00:05
264 Lượt xem
TCCKVN Nhận xét về môi trường đầu tư của Việt Nam và tiềm năng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Hàn Quốc, bà Oh Young Ju, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam khẳng định, dựa vào những chính sách thu hút đầu tư tích cực và chính sách tài chính bền vững của Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hàn Quốc rất quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trên nhiều lĩnh vực; trong đó, hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư vừa là trụ cột, vừa là động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc triển khai đầu tư vào Việt Nam đã xây dựng chuỗi giá trị trong khu vực. 

Hiện nay, Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị trí số 1 về đầu tư trực tiếp (lũy kế vốn đăng ký đầu tư đạt 81,3 tỷ USD); số 2 về hợp tác phát triển (3,75 tỷ USD), du lịch và lao động; số 3 về hợp tác thương mại (đạt 86,4 tỷ USD năm 2022). Ở chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc tại ASEAN, chiếm 30% đầu tư và 50% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN.

Hàn Quốc có khoảng 8.000 doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Giao lưu nhân dân hai nước diễn ra nhộn nhịp với khoảng 200 nghìn kiều dân mỗi nước đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước kia, trong đó có khoảng 80 nghìn gia đình đa văn hóa Việt – Hàn.

Tại Chương trình Gặp gỡ Hàn Quốc khu vực Bắc bộ năm 2023, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam. Ngoài lĩnh vực sản xuất, chế tạo trước đây, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đang rất quan tâm đến các lĩnh vực tạo động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh thân thiện môi trường, lĩnh vực IT, chuyển đổi số...

Theo bà Oh Young Ju, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã xây dựng chuỗi cung ứng tập trung vào lĩnh vực sản xuất để sản xuất sản phẩm tại Việt Nam, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp Hàn Quốc đang quan tâm đầu tư và mở rộng đầu tư vào Việt Nam do những chính sách thu hút đầu tư tích cực của Chính phủ Việt Nam và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam.

Ông Choo Kyung-ho - Phó Thủ tướng Hàn Quốc cũng cho rằng, Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu, với môi trường đầu tư thuận lợi và lực lượng lao động trẻ dồi dào. Nhờ đó, các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc triển khai đầu tư vào Việt Nam đã xây dựng chuỗi giá trị trong khu vực. Tuy nhiên, hai bên cần cải tổ lại chuỗi cung ứng toàn cầu và thực hiện các chính sách hỗ trợ bền vững, tiếp tục mở rộng hợp tác đầu tư, hợp tác về nguyên liệu.

Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc khu vực Bắc Bộ năm 2023” với chủ đề “Mở rộng đầu tư, đẩy mạnh hợp tác chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất” và “Xuất khẩu sang Hàn Quốc - cơ hội và thách thức” mở ra cơ hội tốt để các doanh nghiệp, nhà đầu tư trao đổi tìm hiểu, kết nối hợp tác với các tỉnh/thành phố khu vực Bắc bộ; Nhất là tiếp tục quan tâm đầu tư “xanh” vào các lĩnh vực: Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, gắn với phương pháp quản lý, quản trị tiên tiến; Công nghệ đầu cuối 5G, 6G; Các tổ hợp thương mại dịch vụ cao cấp, các dự án đầu tư hạ tầng, phát triển đô thị, sinh thái…

Chương trình thu hút được sự tham dự của hơn 117 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp và đại biểu các địa phương tham dự lần này đông đảo hơn bất cứ sự kiện tương tự nào khác tổ chức trước đây. Điều đó cho thấy quan hệ hợp tác kinh tế Việt – Hàn vẫn rất bền vững và có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực mới. Hai Bên có khả năng sẽ hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại 100 tỷ USD vào cuối năm 2023 như Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra.

Thu Nga

Có thể bạn quan tâm

Thép dây không gỉ của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Thép dây không gỉ dạng tròn của Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ.

Hải Phòng: Khẳng định sức hút về môi trường đầu tư

5 tháng đầu năm 2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã thu hút tổng vốn đầu tư 498,55 triệu USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2022, với 17 dự án đầu tư nước ngoài cấp mới và 9 dự án điều chỉnh tăng vốn.

Nhiều chỉ tiêu của ngành Công Thương vượt mức báo cáo

Theo báo cáo bổ sung về kinh tế xã hội của Chính phủ tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khoá XV, nhiều số liệu về các chỉ tiêu quan trọng thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương được bổ sung cho năm 2022 và các tháng đầu năm 2023 cho thấy sự tăng trưởng tốt hơn số liệu đã báo cáo Quốc hội.

Áp lực phải đủ than cho sản xuất điện đối với TKV

Để chuẩn bị đủ nguồn than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tiến hành đàm phán với các nhà máy nhiệt điện từ tháng 10/2022 và xây dựng kế hoạch tiêu thụ than năm 2023 là 46,5 triệu tấn. Trong đó, than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện là 38,52 triệu tấn (bằng 83%). Tuy nhiên, với tiến độ huy động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng khối lượng than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện năm 2023 của TKV sẽ vượt khoảng 6% so với kế hoạch.

Kết nối doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày 17/5, Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt - Hàn, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội thảo Giao lưu doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc, với sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị xe điện…
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top