Khoa học Công nghệ

Tuesday 23/04/2024 00:04

Techconnect and Innovation Viet Nam 2023 đã thể hiện sự quyết tâm và tinh thần chung sức thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo

02/10/2023 00:10
7653 Lượt xem
TCCKVN Chiều 30/9, Sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 (Techconnect and Innovation Viet Nam 2023) tại Quảng Ninh chính thức bế mạc sau 2 ngày tổ chức tại thành phố Hạ Long, với nhiều hoạt động nổi bật thu hút hàng nghìn người tham dự trực tiếp và trực tuyến.

Techconnect and Innovation Viet Nam 2023 đã tạo được không khí sôi động, thể hiện sự quyết tâm và tinh thần chung sức thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, từ khối cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội tới khối doanh nghiệp trong, ngoài nước.

Với chủ đề "Đổi mới sáng tạo - Phát triển bền vững", Sự kiện được thiết kế với các hoạt động chính trong 2 ngày diễn ra Sự kiện gồm: Triển lãm trình diễn, giới thiệu thiết bị, công nghệ; Lễ khai mạc sự kiện; Tư vấn chính sách, công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, tài chính, giải pháp kết nối công nghệ, đồng đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp; Diễn đàn chuyên sâu về Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo; Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương năm 2023; Các Hội thảo chuyên sâu và bế mạc sự kiện.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy phát biểu bế mạc Sự kiện Techconnect and Innovation Viet Nam 2023.

Với 8 khu trình diễn, giới thiệu công nghệ được chia ra các phân khu: Khu doanh nghiệp công nghệ cao; khu công nghệ trí tuệ nhân tạo; khu viện nghiên cứu, trường đại học; tổ chức trung gian của thị trường khoa học, công nghệ; các địa phương; khu doanh nghiệp công nghệ nước ngoài có nhu cầu chuyển giao; hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh; khu doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ tiêu biểu và khu doanh nghiệp khoa học, công nghệ;…

Sự kiện Techconnect and Innovation Viet Nam 2023 diễn ra với 146 gian trình diễn của 90 đơn vị (Viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) với 460 công nghệ, sản phẩm công nghệ, thiết bị máy móc ( nổi bật là 75 công nghệ của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam; 30 công nghệ của Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch về:  sơ chế bảo quản, chế biến nông lâm thủy, cơ giới hóa nông nghiệp; Viện Khoa học công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc với 20 công nghệ, thiết bị trình diễn: robot tự hành, cảm biến, thiết bị plasma;…

Đặc biệt là sự tham gia của Tổng Cục công nghiệp Quốc phòng với 64 sản phẩm công nghệ thiết bị của các nhà máy. Quảng Ninh có 21 đơn vị tham gia với 40 công nghệ. Trong đó nổi bật của Tổ hợp gốm Đất Việt là: “Quy trình tự động hóa sản xuất sản phẩm từ đất sét nung theo công nghệ nghiền khô siêu mịn mang tính sáng tạo, giữ gìn và phát huy giá trị nghế gốm truyền thống phục vụ các công trình xây dựng dân sinh và văn hóa tín ngưỡng; công nghệ sản xuất lắp ráp sản phẩm ô tô của Công ty CP khu công nghiệp tổ hợp công nghệ Thành Công Việt Hưng; công nghệ sản xuất lắp ráp chế tạo phụ tùng xe, kết cấu thép cho ngành than, điện, xi măng và các ngành kinh tế khác của Công ty CP công nghiệp ô tô Vinacomin; công nghệ đồng xử lý chất thải trong sản xuất xi măng của Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long; Công nghệ sản xuất các thiết bị phục vụ trong sản xuất, nuôi trồng thuỷ hải sản của Công ty CP kỹ thuật Vịnh Xanh; công nghệ sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Công ty TNHH công nghệ Jinko Solar Việt Nam, Ứng dụng công nghệ AI cho doanh nghiệp, nhà máy, văn phòng, khu công nghiệp… của Công ty TNHH điện tử Hanet Việt Nam. Số lượng đại biểu tham quan các khu trình diễn, giới thiệu công nghệ: Khoảng 7.500 lượt tham quan.

Các sản phẩm, công nghệ được trình diễn gồm: vật liệu dệt may, da giày thông minh; chíp vi mạch và thiết bị điện tử; năng lượng xanh; logistics và chuỗi cung ứng; lưu trữ năng lượng; công nghệ quản lý và tái sử dụng nguyên vật liệu và chất thải. Bên cạnh đó là giải pháp mới trong năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, sinh khối...), hệ thống quản lý chuỗi cung ứng công nghệ và thiết bị y sinh; công nghệ thực phẩm và dược phẩm; y tế số; công nghệ thông tin; ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào tối ưu hóa quá trình sản xuất trong nhà máy.

Bên cạnh các hoạt động trình diễn, kết nối, các doanh nghiệp, chuyên gia, viện nghiên cứu, trường đại học cùng thảo luận các vấn đề nổi bật khác thông qua: Diễn đàn công nghệ và Năng lượng năm 2023; Tiêu điểm công nghệ - Xu hướng công nghệ mới (Công nghệ vật liệu mới và Công nghệ năng lượng xanh, Công nghệ phục vụ sức khỏe và công nghệ công nghiệp 4.0); Diễn đàn Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững;…

Các tổ chức và doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và được tư vấn về các chính sách, giải pháp công nghệ và đổi mới công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ, các chương trình khoa, học công nghệ kết nối tài chính-công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo giúp phát triển chuỗi giá trị sản phẩm…

Số lượng doanh nghiệp được kết nối cung cầu công nghệ là  40 đơn vị trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, tiết kiệm năng lượng, chế biến nuôi trồng thủy hải sản, cơ khí chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao...; 16 biên bản, thỏa thuận hợp tác đã ký kết; một số biên bản, thỏa thuận hợp tác nổi bật: Công nghệ sản xuất Propylene bằng phương pháp khử Hydro và công nghệ sản xuất PolyPropylene sử dụng công nghệ SPHERIPOL, giải pháp chiếu sáng xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đáp ứng định hướng phát triển “ tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, phát triển bền vững, công nghệ, dây truyền thiết bị giết mổ và cấp đông gà ứng dụng công nghệ cấp đông siêu tốc bằng chất lỏng; Công nghệ sản xuất sản phẩm phục vụ ngành nuôi trồng thủy hải sản.

Techconnect and Innovation Viet Nam 2023 đã thành công tốt đẹp, thực sự là cầu nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đồng chí Phạm Xuân Đài - Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ninh cùng các đại biểu thăm các gian hàng trưng bày tại Khu trình diễn, sản phẩm và công nghệ.

Lê Lợi (Theo DDCI - Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh)

Có thể bạn quan tâm

Nội địa hóa dây chuyền cắt Bias ngang đồng bộ cho ngành sản xuất lốp ô tô

Với quyết tâm và sự sáng tạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) đã làm chủ thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành thành công dây chuyền cắt Bias ngang tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, giúp thay thế thiết bị lạc hậu, góp phần nâng cao năng suất và tiết kiệm nhân công vận hành sản xuất.

Hà Nội dẫn đầu về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương 2023

Hà Nội đứng đầu cả nước ở cả xếp hạng đầu ra và đầu vào đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023, nhờ dẫn đầu 14 chỉ số trong 52 chỉ số thành phần, đạt 62.86 điểm.

Phát triển xe tải hybrid sử dụng nhiên liệu tự nhiên, ít khí thải

Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI – Mỹ) đã phát triển một chiếc xe tải hạng trung chạy bằng nhiên liệu tự nhiên được trang bị hệ truyền động hybrid với mục đích giảm thiểu vấn đề về môi trường cũng như ô nhiễm không khí.

Sự “mềm mại” đến từ Robot hình người Toyota

Toyota đã phát triển một cỗ máy có thể mang vác đồ vật dựa trên chuyển động của con người. Robot Punyo có thể “ôm” các đồ vật cồng kềnh và di chuyển nhẹ nhàng, “mềm mại” tựa kết cấu của mình.

Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí của Nghiên cứu sinh Đỗ Hải Tĩnh

Sáng ngày 27/01, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Cơ khí tổ chức Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh (NCS) Đỗ Hải Tĩnh, với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ hàn plasma đến chất lượng mối hàn thép không gỉ SUS 304 dạng tấm”. PGS, TS. Nguyễn Chỉ Sáng làm Chủ tịch Hội đồng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88