Khoa học Công nghệ

Tuesday 23/04/2024 00:04

Tua-bin gió nổi một cánh: Sự hứa hẹn đầy mới mẻ

25/09/2023 00:09
3689 Lượt xem
Công ty Touchwind của Hà Lan cho ra đời tua-bin gió nổi một cánh và tuyên bố rằng các tua-bin một cánh nổi cải tiến của họ sẽ giải quyết các vấn đề về chi phí cũng như thời gian sử dụng của các loại tua-bin gió tháp.

Chia sẻ về ý tưởng tạo ra tua-bin nổi này, Touchwind đều cho rằng hầu hết tài nguyên gió đều nằm ở ngoài khơi xa, mà trong đại dương lại quá sâu để có thể khai thác các tua-bin tháp cố định thông thường. Sử dụng tua-bin gió nổi có thể thu được nhiều năng lượng hơn, đồng thời ít gây ra những rắc rối như khi sử dụng các trang trại gió trên bờ. Đó là sự khẳng định khi chia sẻ về sự cải tiến này: “Chúng tôi chưa từng thấy tua-bin gió nổi ngoài khơi như thế này trước đây.”

Khi họ chia sẻ về thiết kế của sản phẩm này, họ nói rằng nó như một cánh quạt nguyên khối khổng lồ được treo trên một chiếc cột có một cái thùng lớn làm đế và dưới cánh quạt có treo một chiếc phao nổi bên dưới.

Thiết kế của tua-bin một cánh khổng lồ

Công ty cho biết, loại cánh kép khổng lồ này sẽ có chi phí sản xuất cao hơn khoảng 30% so với việc sản xuất loại ba cánh trên các tuabin truyền thống. Đối với các loại tua-bin tiêu chuẩn, chúng cần phải được tắt khi tốc độ gió trên 25 m/giây (90 km/h), tuy nhiên với hệ thống tua-bin một cánh kép này, mức độ hoạt động tương đối cao khi chịu được mức gió tới 70 m/giây (252 km/h). Thời gian “nghỉ ngơi” ít đi, đồng nghĩa với việc thời gian hoạt động tăng lên, hiệu quả hơn và có thể tạo ra nhiều năng lượng hơn.

Cánh quạt được cố định vào cột buồm ở một góc hơi hướng lên trên. Ở tốc độ gió thấp, cột buồm nghiêng sang phải và cánh quạt đứng trên mặt nước một cách hiệu quả với sự hỗ trợ của chiếc phao treo lủng lẳng đó. Nhưng khi tốc độ gió tăng lên và cánh quạt bắt đầu quay nhanh, nó sẽ phát triển lực nâng, giống như cánh quạt chính của máy bay trực thăng và bắt đầu kéo cột buồm thẳng đứng. Do đó, ở tốc độ gió cao, nó gần như nằm phẳng so với đường chân trời, hạn chế rất nhiều khả năng khiến sức gió ảnh hưởng đến sự quay nó. Khi rơi vào trường hợp bị ảnh hưởng như thế, chiếc phao được nhấc lên khỏi mặt nước, trở thành vật nặng, tác dụng lên lực nâng của cánh chính, giúp giảm lực căng lên các neo ở đáy biển và ngăn không cho toàn bộ thiết bị cất cánh. Giống như nhiều thiết kế nổi khác, tua-bin gió nổi này không phụ thuộc vào hướng gió thổi vào, chúng sẽ lơ lửng một cách thụ động để luôn tự định hướng theo hướng tối ưu.

Với thiết kế cánh quạt dài 200m (656 feet) và năng lượng cần thiết cho tua-bin là 12 MW, đây là sản phẩm phù hợp ở các bến cảng bởi chúng có thể kéo được ra ngoài địa điểm khơi xa.

Tua-bin gió nổi khi được đặt tại các bến cảng

Hiện nay, công ty đã hoàn thành nguyên mẫu sản phẩm ở quy mô nhỏ và đang bắt đầu mở rộng thử nghiệm nhờ khoản đầu tư mới từ Công ty Vận tải Nhật Bản Mitsui OSK Lines (MOL).

Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Touchwind, ngài Rikus van de Klippe chia sẻ trong một thông cáo báo chí: “Chúng tôi đã làm việc cùng nhau được một năm để phát triển nhiều hơn nữa về sản phẩm tuabin gió nổi của mình”. Ông nói thêm về việc thực nghiệm thực địa với rotor có đường kính 6m, đang được chuẩn bị thực hiện tại hồ Oostvoorne (Hà Lan). Cùng với sự hợp tác và đầu tư của MOL khi họ là cổ đông, Touchwind có thể đẩy nhanh chương trình thử nghiệm, chứng minh công nghệ của mình và đưa ra sản phẩm ra thị trường nhanh hơn.

Diệu Linh

Có thể bạn quan tâm

Nội địa hóa dây chuyền cắt Bias ngang đồng bộ cho ngành sản xuất lốp ô tô

Với quyết tâm và sự sáng tạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) đã làm chủ thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành thành công dây chuyền cắt Bias ngang tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, giúp thay thế thiết bị lạc hậu, góp phần nâng cao năng suất và tiết kiệm nhân công vận hành sản xuất.

Hà Nội dẫn đầu về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương 2023

Hà Nội đứng đầu cả nước ở cả xếp hạng đầu ra và đầu vào đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023, nhờ dẫn đầu 14 chỉ số trong 52 chỉ số thành phần, đạt 62.86 điểm.

Phát triển xe tải hybrid sử dụng nhiên liệu tự nhiên, ít khí thải

Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI – Mỹ) đã phát triển một chiếc xe tải hạng trung chạy bằng nhiên liệu tự nhiên được trang bị hệ truyền động hybrid với mục đích giảm thiểu vấn đề về môi trường cũng như ô nhiễm không khí.

Sự “mềm mại” đến từ Robot hình người Toyota

Toyota đã phát triển một cỗ máy có thể mang vác đồ vật dựa trên chuyển động của con người. Robot Punyo có thể “ôm” các đồ vật cồng kềnh và di chuyển nhẹ nhàng, “mềm mại” tựa kết cấu của mình.

Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí của Nghiên cứu sinh Đỗ Hải Tĩnh

Sáng ngày 27/01, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Cơ khí tổ chức Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh (NCS) Đỗ Hải Tĩnh, với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ hàn plasma đến chất lượng mối hàn thép không gỉ SUS 304 dạng tấm”. PGS, TS. Nguyễn Chỉ Sáng làm Chủ tịch Hội đồng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    COCOL88